Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 2206 |
Tổng truy cập : | 560,487 |
Trồng trọt
Để hạn chế lúa cỏ trên đồng ruộng
Giới thiệu một số đặc điểm nông học của lúa cỏ và lúa trồng để phân biệt. Hướng dẫn một số kinh nghiệm hạn chế lúa cỏ: tạo điều kiện thuận lợi cho lúa cỏ mọc và diệt chúng trước khi xuống giống, hớt bông lúa cỏ trứơc khi chín, hạn chế việc sạ khô, các loại thuốc diệt cỏ
Lúa cỏ xuất hiện và gây hại ở nhiều quốc gia trồng lúa trên thế giới như Trung Quốc , Nhật Bản , Cuba , Malaysia , Thái Lan
Ở nước ta , lúa cỏ có nhiều và gây hại nanëg ở một số tỉnh ÐBSCL như Tiền Giang , Long An , và một số nơi ở tỉnh Bình Thuận , Ninh Thuận . Ðặc biệt là những nơi có tập quán sạ khô thì tác hại của lúa cỏ càng lớn . Tại hội nghị khoa học về lúa cỏ , sau khi đi thăm đồng rộng ở một số nơi bị nhiễm lúa cỏ nặng , các nhà khoa học thuộc Hiệp hội khoa học cỏ dại thuộc vùng châu Á - Thái Bình Dương đã nhận xét : lúa cỏ thật sự đã là một dịch hại quan trọng đối với nghề sản xuất lúa gạo tại nước ta
Ðặc điểm nông học của lúa cỏ
Qua kết quả phỏng vấn nông dân tại các tỉnh có nhiễm lúa cỏ , nghiên cứu , khảo sát trong nhà lưới, phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng tại Viện lúa ÐBSCL chúng tôi rút ra một số đặc điểm của lúa cỏ so với lúa trồng ( OMCS 94 và IR 64 hai giống lúa đang được trồng phổ biến tại ÐBSCL ) như sau :
+ Về thời gian sinh trưởng : lúa trồng có thời gian sinh trưởng ổn định từ 95 -100 ngày , lúa cỏ thường có thời gian sinh trưởng dài hơn ( từ 110 - 120 ngày )
+ Chiều cao của cây : đa số các dòng lúa cỏ có chiều cao cây cao hơn lúa trồng, chiều cao cây lúa trồng khoảng 95- 100 cm , trong khi đó chiều cao của lúa cỏ từ 120 - 160 cm vì thế mà lúa cỏ thường yếu cây và hay đổ ngã khi lúa trổ .
+ Khả năng đẻ nhánh : lúa cỏ ít đẻ nhánh hơn lúa trồng , với mức độ 4 cây / chậu cho thấy lúa trồng thường có từ hơn 10 bông / bụi còn lúa cỏ từ 8- 8 bông .
+ Chiều dài và rộng lá lúa : lá lúa cỏ rất dài về chiều dài nhưng rất hẹp về chiều ngang, chiều dài lá lúa cỏ có thể tới 60 cm , lúa trồng chỉ khoảng 20- 25 cm .
+ Màu sắc lá lúa : khi còn nhỏ màu sắc lá lúa trồng và lúa cỏ rất giống nhau , nhưng từ 40 ngày sau khi trồng trở đi , màu lá lúa cỏ vàng dần . Quan sát trên thực tế thấy rất rõ hiện tượng này và dùng máy đo diệp lục thì thấy độ xanh của lúa trồng khi gần trổ là 34-36 còn của lúa cỏ là 25- 27
+ Hình dạng và màu sắc hạt lúa và màu sắc hạt lúa , hạt gạo lứt , trọng lượng 1000 hạt : dạng hạt lúa trồng thường dài, tỉ lệ dài / rộng lớn hơn 3 , màu hạt lúa là vàng rơm và hạt gạo màu trắng , trọng lượng 1000 hạt khoảng 25-27 gr . Dạng hạt lúa cỏ rất đa dạng như tròn , rất dài nhưng chiều ngang rất nhỏhoặc vừa dài vừa to về chiều ngang hơn lúa trồng , màu sắc cũng có nhiều kiểu như đen , vàng sẫm, vàng rơm , nâu đen hoặc vừa vàng vừa đen trên cùng một bông lúa , màu hạt gạo thì đa số là màu đỏ , trọng lượng 1000 hạt biến động từ 13- 28 gr
+ Sự xuất hiện của râu hạt lúa : hạt lúa trồng không có râu , trong khi đó 70 % các dòng lúa cỏ được khảo sát hạt lúa có râu , chiều dài râu cỏ biến động từ 1-6 cm.
+ Ðặc điểm rụng hạt : chính đacë điểm này là nguyên nhân gây ra giảm sút năng suất lúa trên đồng ruộng vì lúa cỏ cũng tồn tại và hấp thu dinh dưỡng , ánh sáng và sống chung với lúa trồng mà không cho thu hoạch sản phẩm . Kết quả khaỏ sát 50 dòng lúa cỏ trong nhà lưới cho thấy sau khi trổ được 14 ngày , lúa cỏ bắt đầu rụng hạt, mức độ rụng hạt càng nhiều đến khi giai đạonchín , tỉ lệ rụng hạt trung bình là 50 % số hạt / bông , nhiều dòng TA 14 , TA 10 ( thu tại Tân An , Long An ) , T11 ( thu tại Thủ Thừa , Long An ) , BC 3 ( thu tại huyện Bình Chánh , tp HCM ) BT20-1 ( thu tại Bình Thuận ) có mức độ rụng từ 95 - 100 %
+ Tính miên trạng và khả năng sống sót trong điều kiện môi trường khắc nghiệt : đối với lúa trồng thì sau khi thu hoạch khoảng 10 ngày là có thể nảy mầm đều ( trên 90 % ) nhưng với lúa cỏ thì chỉ khoảng 20 - 30 % có một số dòng chỉ khoảng 1- 2% . Qua kết quả thử miên trạng chúng tôi thấy dòng lúa cỏ rụng hạt sớm , tỉ lệ rụng càng cao thì tính miên trạng của chúng càng lâu . Trong điều kiện chôn sâu dưới đất 10 cm và ở 2 chế độ nước là ẩm bào hoà và ngập 10 cm , sau một tháng lấy lên thì 100 % số hạt của các giống lúa trồng bị thối và không thể nảy mầm với luá cỏ thì tỉ lệ bị thối rất ít và nhiều dòng lúa cỏ có khả năng nảy mầm trên 90 % . Có thể khả nanêg sống sót cao liên quan đến tính miên trạng vì chúng tôi thấy những dòng có tính miên trạng càng lâu thì khả năng sống sót và nảy mầm càng ao .
+ Mức độ gây hại của lúa cỏ trên đồng ruộng : với mức độ dưới 10 hạt / 1m2 thì lúa cỏ chưa gây hại đến năng suất lúa , nhưng từ 100 hạt ( số hạt tương đương của một bông lúa ) trở lên thì lúa cỏ làm giảm năng suất lúa đến 20 % khi trên ruộng bị nhiễm đến mức 1000 cây lúa cỏ trong 1 m2 thì năng suất lúa bị giảm đến 90 % qua đây chúng ta thấy lúa cỏ cũng nguy hiểm và gây hại không kém gì cỏ dại .
Một số kinh nghiệm hạn chế lúa cỏ :
Hạt lúa cỏ có khả năng tồn tại lâu trong môi trường khắc nghiệt nhưng khi có điều kiện thuận lợi thì chúng có thể nảy mầm và phát triển . Vì thế khi xuống giống cần lưu ý khâu làm đất . Có thể áp dụng số biện pháp sau để hạn chế lúa cỏ :
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho lúa cỏ mọc và diệt chúng trước khi xuống giống: nông dân các tỉnh ÐBSCL như Bến Lức , Tân An ( Long An ) Bình Chánh ( tp HCM ) , Châu Thành ( Tiền Giang ) có tập quán phòng chống lúa cỏ bằng cách trước khi xuống giống lúa , bơm nước lên ruộng đủ ẩm đất cho lúa cỏ mọc rồi dùng trâu cày trục cho lúa cỏ chết . Biện pháp này có làm giảm mật độ lúa cỏ nhưng rất tốn tiền .
+ Hớt bông lúa cỏ trứơc khi chín : lúa cỏ thường rụng hạt trước khi chín vì thế sau khi lúa trổ dùng liềm hớt hết những bông lúa có màu sắc và dạng hình khác thường . Biện pháp này được đa số nông dân ở các vùng bị nhiễm lúa cỏ áp dụng .
+ Luân canh cây màu : Nông dân ở tỉnh Bình Thuận hạn chế lúa cỏ bằng cách sau một vu lúa lại trồng một vụï màu , bằng cacùh này , mật số hạt lúa cỏ lẫn trong đất sau mỗi vụ màu giảm đi đáng kể và vụ lúa sau sẽ đỡ rất nhiều thiệt hại do lúa cỏ gây ra .
+ Hạn chế việc sạ khô : sạ khô tạo điều kiện thuận lợi cho lúa cỏ mọc . Ở những vùng bị nhiễm lúa cỏ nanëg thì cần tránh sạ khôlàm nên cày sới đất đánh bùn cho thật kỹđể sạ ướt, việc càỳ sới sẽ có tác dụng vùi hạt lúa cỏ xuống dưới lớp sâu , không tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời , chúng sẽ không nảy mầm được . Kết hợp cho nước vào ruộng sớmgíp lúa trồng phát triển nhanh , phủ kín đất , lúa cỏ sẽ ít có điều kiện trồng và phát triển .
+ Các loại thuốc diệt cỏ : có tác dụng hạn chế thuốc diệt cỏ như Sofit 300 ND , Saturn hạt đã được nghiên cứu và khuyến cáo , vì thế bà con nông dân có thể dùng các loại thúôc này để trừ cỏ và diệt lúa cỏ .