Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 375 |
Tổng truy cập : | 972,601 |
Nuôi trồng thủy, hải sản
Giải pháp xử lý nước ao đục trong nuôi tôm
Nước ao nuôi tôm bị đục làm giảm lượng ôxy hòa tan và tác động đến sự sinh trưởng của tảo rêu trong ao, khiến gián đoạn quá trình hô hấp và sinh trưởng của tôm. Do đó, việc xử lý nước ao bị đục một cách nhanh chóng, đạt chuẩn và an toàn, luôn được người nuôi chú ý.
1. Giải pháp xử lý
Tùy từng nguyên nhân, mà người nuôi áp dụng cách xử lý nước ao nuôi tôm bị đục khác nhau. Nếu ao nuôi bị đục do bùn, đất, thì tiến hành thay nước, sau đó sử dụng vi sinh để phân hủy các chất lắng tụ dưới đáy ao. Nếu ao bị đục do vật chất hữu cơ, thì tiến hành thay nước kết hợp với xử lý bằng vi sinh. Trường hợp ao bị đục do tảo, tiến hành cắt tảo bằng vôi vào ban đêm, sau đó sử dụng vi sinh để diệt tảo tàn. Ao lắng bị đục, có thể sử dụng PAC để lắng tụ, đối với ao nuôi có thể dùng Zeolite để trợ lắng.
* Khi nước ao nuôi tôm bị đục cao: Cần tiến hành kiểm tra độ đục của nước bằng máy đo độ đục cầm tay để hạn chế rủi ro, khắc phục kịp thời. Khi kiểm tra xong, nếu có sự chênh lệch quá lớn, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có các giải pháp xử lý nước ao nuôi tôm bị đục như dưới đây:
+ Xử lý nước ao nuôi tôm bị đục bằng cách thay nước.
+ Dùng hóa chất để xử lý nước ao nuôi bị đục.
Sử dụng thực vật phù du như hạt nhân cho sự kết đông, bón phân giúp kích thích sự phát triển của các thực vật nổi.
Gom tụ chất thải và tránh khuấy động trong ao, loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi. Song song với đó, phải kết hợp quản lý thức ăn và gây màu nước.
* Khi nước ao nuôi tôm bị đục thấp (nước trong): Độ trong thích hợp cho các ao nuôi tôm 30-45 cm. Độ trong của ao được xác định qua một dụng cụ là đĩa Secchi có đường kính 20 cm. Độ đục được đo bằng độ hấp thụ ánh sáng, hay hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng. Hoặc theo kinh nghiệm, có thể đo độ trong bằng cách cho cánh tay xuống ao, sao cho nước ngập đến khuỷu tay rồi quan sát, nếu không nhìn thấy bàn tay là nước đạt độ trong tương đối thích hợp.
Trường hợp độ đục quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến tôm. Độ đục trong ao nuôi tôm thấp (nghĩa là nước quá trong), lúc này nước kém dinh dưỡng, sinh vật phù du kém phát triển. Từ đó làm giảm các thành phần thức ăn của tôm. Nước quá trong còn làm tôm nhạy cảm, sợ và bỏ ăn. Khi độ đục thấp (nước trong), cần kiểm tra lại pH trong nước bằng test kit SERA hoặc máy đo cầm tay. Nếu pH thấp, có thể bón vôi song song kết hợp với bón phân. Sử dụng hóa chất gây màu nước, với mục đích cung cấp dinh dưỡng và kích thích sự phát triển của tảo, để tăng độ đục cho ao nuôi tôm.
Lưu ý khi xử lý: Khi xử lý nước đục trong ao tôm, cần lưu ý một số vấn đề sau: Nên xử lý nước đục vào ban đêm, khi tôm ít hoạt động, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Khi sử dụng hóa chất, hoặc thực vật phù du và khi bón phân để xử lý nước, cần đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi xử lý, phải theo dõi thường xuyên, kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.
2. Biện pháp phòng ngừa
Tóm lại, để hạn chế tình trạng nước ao nuôi tôm bị đục, người nuôi cần lưu ý tiến hành cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng, sên vét bùn đất dưới đáy ao, rồi mới cấp nước vào ao nuôi. Nên phủ bạt quanh bờ ao, nhằm giảm thiểu tình trạng ao nuôi bị đục vào mùa mưa. Nếu không, cần bón vôi CaO hoặc CaCO3 trên bờ ao trước khi trời mưa.
Ta có thể cấp nước vào ao thông qua lưới lọc, nhằm ngăn các hạt lơ lửng vào ao. Cho tôm ăn bằng nhá, giúp ta dễ dàng theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định màu nước, giảm hàm lượng khí độc và phân hủy thức ăn dư thừa, xác tảo… lắng tụ dưới đáy ao.
6278-ntm.003314-giai-phap-xu-ly-nuoc-ao-duc-trong-nuoi-tom.pdf