Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1597 |
Tổng truy cập : | 558,669 |
Nuôi trồng thủy, hải sản
Giải pháp xử lý tôm nuôi bị bệnh đen mang và chết khi lột xác
Hướng dẫn giải pháp xử lý tôm thẻ chân trắng bị bệnh đen mang và chết khi lột xác: khắc phục ao nuôi bị ô nhiễm, diệt vi khuẩn và nấm, chọn con giống, kiểm soát tảo hợp lý.
Giải pháp xử lý tôm nuôi bị bệnh đen mang và chết khi lột xác
Đây là một bệnh phổ biến và nguy hiểm trên tôm, sẽ khiến tôm suy yếu nhanh chóng, chậm phát triển và khả năng chống chịu với môi trường kém hơn. Tôm chết sau khi lột xác có thể là do môi trường nước ao nuôi đang bị ô nhiễm. Cần có giải pháp hợp lý.
1. Giải pháp xử lý
Cần mang mẫu nước đi kiểm tra hoặc mua bộ test các chỉ số môi trường: NO3, NH3, vi khuẩn,… để tìm ra nguyên nhân.
Trong suốt thời gian xử lý, anh nên đánh chế phẩm vi sinh liều cao để kiểm soát vi khuẩn có hại, đồng thời phân hủy các chất hữu cơ có trong nước. Có thể kết hợp men vi sinh EcoClean AM để hấp thụ tối đa lượng NH3 có trong ao nuôi.
2. Cách trị bệnh đen mang trên tôm thẻ chân trắng
- Khắc phục ao nuôi bị ô nhiễm
Các tạp chất hữu cơ do thức ăn dư thừa, xác tảo, khí độc,… tích tụ trong ao gây ô nhiễm cần được xử lý triệt để. Có thể áp dụng phương pháp đánh men vi sinh liều cao để phân hủy mùn bã hữu cơ, bổ sung thêm các vi khuẩn có lợi cạnh tranh môi trường sống với các vi khuẩn gây hại, đồng thời bổ sung thêm vitamin C vào thức ăn cho tôm giúp tăng sức đề kháng.
- Diệt vi khuẩn và nấm
Bà con nên sử dụng các loại hóa chất được các chuyên gia khuyến cáo trong nuôi tôm để diệt vi khuẩn và nấm gây bệnh.
3. Cách phòng bệnh đen mang khi nuôi tôm thẻ chân trắng
- Chỉ chọn mua những con giống khỏe mạnh và không bị dị tật hoặc mang mầm bệnh, qua kiểm tra băng phương pháp PCR…Thả nuôi với mật độ vừa phải, phù hợp với điều kiện cho phép.
- Tẩy dọn và cải tạo ao nuôi thật tốt trước khi thả tôm, nhất là đáy ao cần được xử lý thật kỹ để loại bỏ mầm bệnh tích tụ từ những vụ nuôi trước.
- Trong suốt vụ nuôi, bà con cần kiểm soát tảo hợp lý, hiện tượng tảo tàn đồng loạt sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho ao nuôi. Bên cạnh đó, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao và định kỳ bón men vi sinh EcoClean để kiểm soát tảo và khí độc NH3, NO2, H2S.
75453-ntm.003147_giai-phap-xu-ly-tom-nuoi-bi-benh-den-mang-va-chet-khi-lot-xac.pdf