Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 73
Tổng truy cập : 561,366

Trồng trọt

Gieo mạ trong túi nylon

Giới thiệu với bà con phương pháp gieo mạ trong túi nylon khắc phục được những khó khăn và chi phí tốn kém của phương pháp gieo mạ non hoặc gieo thẳng


Thời vụ gieo cấy lúa xuân năm 2011 ở các địa phương miền Bắc đang cận kề. Nhớ lại vụ xuân năm 2008, trong khi các phương pháp làm mạ non hoặc gieo thẳng gặp rất nhiều khó khăn và chi phí tốn kém, thì việc gieo mạ trong túi nylon của chúng tôi lại có khả năng khắc phục được tình trạng này.

Làm mạ non hoặc gieo thẳng được xác định là một tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngoài đảm bảo thời vụ còn khai thác tiềm năng năng suất với các giống ngắn ngày. Mỗi phương pháp đều có những quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật tiến hành; biện pháp phòng tránh những bất lợi của yếu tố thời thiết và sự gây hại của vật nuôi, chim, chuột, cỏ dại. Từ đó đã trở thành quen thuộc với đa số bà con nông dân.

Chẳng hạn, chỉ cần trên dưới 1 kg giống (từ lúa thuần đến lúa lai) là đủ gieo cấy cho 1 sào, góp phần rất lớn trong chuyển đổi cơ cấu diện tích trà xuân sớm sang trà xuân muộn nhằm tăng cao sản lượng lúa xuân. Tuy nhiên, thời tiết vẫn đóng vai trò quyết định đến thành công của các phương pháp này.

Cụ thể: Vụ xuân năm 2008 do rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày đêm mà nhiều diện tích mạ non hoặc lúa gieo thẳng ở các địa phương miền Bắc đều bị chết khô và phải gieo lại. Bà con nông dân sản xuất giỏi ở huyện Nam Sách (Hải Dương) đã chi phí hết hơn 20 nghìn đồng tiền giống lúa thuần cho 1 sào vì phải gieo lại; còn tốn bao công che chắn, đánh chuột và bừa kép ruộng.

Tuy thời điểm bước vào phân hóa đòng của cây lúa phụ thuộc chủ yếu vào lượng tích ôn, nhưng trong điều kiện thời tiết vụ xuân năm 2008, nắm bắt diễn biến nhiệt độ, quyết định ngày ngâm gieo, tìm cách gieo khác, nhằm đảm bảo hiệu quả và thời vụ là rất quan trọng. Từ đó, trong khi bà con nông dân đã đồng loạt gieo vỗ lại, thì ngày 6 tháng 2, chúng tôi đã dùng 5 túi nylon trắng để ngâm ủ 1 kg giống KM18 và cho mống mọc thành cây mạ ngay trong túi.

Kết quả:

Hạt thóc giống mọc mầm với tỉ lệ cao, rễ ra trắng phau, mập mầm, chỉ đến ngày 15 tháng 2 mầm mạ thành hình mũi chông và đến ngày 20 tháng 2 đã xòe lá thật thứ nhất, bằng với cây mạ cùng giống và được gieo vỗ trên nền đất cứng từ ngày 1 tháng 2.

Tách được dễ dàng từng cây mạ ra mà không bị đứt rễ. Một số bà con nông dân ở xã Thanh Quang – Nam Sách không những đã thừa nhận là túi nylon có tác dụng giữ nhiệt, đảm bảo ánh sáng, như ô mạ di động, tránh được giá lạnh và sâu, chuột, mà còn xin về dặm vào những đám lúa đã bị chết rét. Sau này kiểm tra, chúng tôi thấy lúa được dặm lại sinh trưởng phát triển tốt, dày bông, sai hạt và chín đều khi thu hoạch.

Từ tiết phân thu (23/9) đến nay, thời tiết ít mưa và khô hanh hơn nhiều so với hàng năm; ong vàng vẫn chưa tàn tổ, còn tươi roi rói trên cây. Theo kinh nghiệm của các cụ thì vụ đông năm nay rét đậm về muộn và kéo dài. Trong điều kiện này, chúng tôi còn cho rằng: chưa ai dám khẳng định là sẽ không có “rét đậm, rét hại” xảy ra, bởi mùa đông năm 2007 ong vàng cũng chậm tàn tổ; từ giữa đến cuối thàng 12 năm 2007, ở góc vườn cao, bậc hiên, bậc hè... thuộc những chỗ khuất gió, kiến vàng liên tục làm tổ đùn đất chúi sâu.

Giá giống lúa thuần đang tăng theo giá thóc thịt ngoài thị trường, còn “giá giống lúa lai Trung Quốc đang vống lên”. Có nhiều nguyên nhân mà các địa phương miền Bắc chưa thể thực hiện gieo thẳng toàn bộ diện tích ở trà xuân muộn. Công tác phòng tránh các loại bọ rầy – môi giới truyền dịch bệnh vàng lùn & lùn xoắn lá, lùn sọc đen ở giai đoạn mạ đang được đặt ra. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn giới thiệu cách gieo mạ trong túi nylon để mọi người cùng tham khảo.

Cách làm như sau:

- Dùng túi nylon trắng, dày vừa phải và đứng thành, kích cỡ loại (30x50 cm), 1 kg giống (lúa lai hoặc lúa thường) có thể ngâm gieo trong 4 đến 5 túi này.

- Thời gian ngâm, thay nước theo đúng hướng dẫn trên bao bì của từng loại giống, bắt buộc phải ngâm và rửa chua bằng nước ấm tan giá.

- Sau khi ngâm đủ thời gian quy định thì chắt nước, gấp túi nylon và để chỗ ấm trong nhà hay góc bếp. Kiểm tra, hạt thóc nứt nanh nảy mầm thì tiếp tục cho uống nước khoảng 2 đến 3 tiếng/ngày, bằng cách cho nước ấm tan giá ngập mống khoảng 1 đến 2 đốt ngón tay, sau đó chắt nước.

- Khi cây mạ đạt khoảng 1 lá và nhiệt độ ngoài trời lớn hơn và bằng 15oC thì mang cấy đặt ngoài đồng, bà con chỉ việc nhấc tách từng dảnh mạ và đặt nông, mạ nhanh bén rễ hồi xanh.

 90346-gieo-ma-trong-tui-nilon.pdf