Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 2515 |
Tổng truy cập : | 561,210 |
Trồng trọt
Giống nấm kim châm
Giới thiệu về giá trị dinh dưỡng của nấm kim châm, nguyên liệu để trồng nấm kim châm, cách trồng đơn giản tương tự như trồng mộc nhĩ và nấm hương
Nấm kim châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn. Tên khoa học là Flammulina velutives. Viện Vi sinh vật và CNSH (thuộc ĐHQG Hà Nội) hiện nay có Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật (VTCC) với trên 5.000 chủng vi sinh vật khác nhau, trong đó có nhiều chủng nấm kim châm. Nấm kim châm không chỉ ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Trong nấm kim châm có nhiều kẽm và kali nên rất hữu ích cho người già và bệnh nhân tăng huyết áp. Loại nấm này còn được biết có chứa những hoạt chất có tác dụng ức chế tế bào ung thư. Nguyên liệu trồng nấm kim châm rất dễ kiếm.
Một công thức phổ biến là: Mùn cưa 77%, cám gạo 20%, bột thạch cao 1%, đường 1%, supe lân 1%, bổ sung nước cho đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5. Cũng có thể dùng công thức khác: Rơm rạ cắt nhỏ 72%, cám gạo 20%, bột ngô 5%, đường 1%, super lân 1%, bột thạch cao 1%. Bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5. Cách trồng tương tự như trồng mộc nhĩ (nấm mèo) hay nấm sò (nấm bào ngư) nhưng túi màng mỏng phải chừa ra khoảng 20cm chiều cao ở phía trên để sau này cho cuống nấm kim châm có chỗ mọc. Sở dĩ nước ta không có điều kiện phát triển rộng rãi nấm kim châm là do không có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ. Khi sợi nấm phát triển thì cần duy trì nhiệt độ khoảng 20-23 độ C, sau 20-30 ngày sợi nấm sẽ mọc đầy túi.
Độ ẩm không khí tương đối trong phòng nuôi nấm duy trì khoảng 80-90%. Tuy nhiên khi nấm kim châm hình thành quả thể thì lại cần nhiệt độ tốt nhất là 13 độ C (không được quá 16 độ C). Vì vậy chỉ nơi nào đầu tư được phòng lạnh thì mới có thể trồng nấm kim châm