Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 593
Tổng truy cập : 563,018

Trồng trọt

Hiện tượng rụng quả non ở sầu riêng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc sầu riêng đúng kỹ thuật và kịp thời để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, từ đó khắc phục được hiện tượng rụng quả non


Hiện tượng cây sầu riêng bị rụng quả non rất nhiều, nguyên nhân có thể do rụng quả sinh lý, do cây thiếu dinh dưỡng hoặc do thời tiết bất lợi như mưa nhiều, nắng to,…

Để hạn chế hiện tượng rụng quả non thì việc chăm sóc đúng kỹ thuật và kịp thời sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, qua đó sẽ khắc phục được hiện tượng rụng quả non.

1. Tỉa quả

Cần thiết phải tỉa bớt quả để đảm bảo trọng lượng cũng như chất lượng quả.

Cách tỉa và thời điểm tỉa quả: 

Lần 1: Quả được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm quả, quả méo, quả bị sâu bệnh, chỉ để lại 6-8 quả/chùm.

Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở, tỉa quả cong vẹo, dị dạng, để lại 3-4 quả/chùm.

Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở, cắt tỉa những quả có hình dạng không đặc trưng của giống, chỉ để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây (tùy theo từng cây).

2. Bón phân

- Phun phân qua lá

Từ giai đoạn nuôi hoa đến khi quả được 60 ngày tuổi, phun định kỳ 7-15 ngày/lần bằng phân bón lá NPK 20-20-20+TE, để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả. Trong thời điểm này, cây có hiện tượng ra đọt non thì phun MKP (10g/lít nước) hoặc KNO3 (200-300g/bình 16 lít), định kỳ phun 3 ngày/lần (có thể phun luân phiên 2 loại phân này) để hạn chế đọt non, lá non phát triển, tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non, gây rụng quả non. Cần phối hợp với thuốc Agri - Fos 400 để kháng lại bệnh thối quả, xì mủ thân (giai đoạn này, quả nở gai rất mẫn cảm với bệnh thối quả do nấm phát triển).

- Bón phân nuôi quả

Lần 1: Khi quả được 60 ngày tuổi (quả sầu riêng bằng quả trứng gà) ; bón phân NPK 15-15-15 với lượng 0,5kg/cây/lần, bón 2 lần, cách nhau 10-15 ngày. Cách bón: Bón 200-300g/cây/lần, rắc quanh tán cây, nếu đất không đủ ẩm phải tưới nước để phân tan, sau 10-15 ngày bón tiếp lượng phân còn lại.

Lần 2: Khi đậu quả được 80-85 ngày, bón phân NPK 12-12-17+TE hoặc NPK 12-7-17+TE. Cách bón: Bón 0,15-0,25kg/cây/lần, bón lần tiếp theo sau đó 10-15 ngày.

Lần 3: Khi đậu quả được 100-105 ngày, bón phân K2SO4 (kali trắng). Cách bón : Bón 0,3kg/cây, tùy lượng quả trên cây; sau 7 ngày, bón tiếp 0,3-0,5kg/cây.

Lưu ý: Đối với giống sầu riêng Ri6, do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthong 15-20 ngày, vì vậy thời gian bón phân cho cây Ri6 giai đoạn nuôi quả cần sớm hơn so với giống Monthong khoảng 10-15 ngày.

Khi vào mùa mưa cần thiết phải làm cho bồn thoát nước tốt để tránh làm úng nước, sẽ gây ra rụng quả.

3. Phòng trừ một số sâu bệnh ở giai nuôi quả

Giai đoạn từ khi có quả non đến thu hoạch, cần chú ý một số sâu bệnh hại chính sau đây:

* Bệnh xì mủ thân, thối quả do nấm Phytophthora

Để giảm tối đa bệnh do nấm Phytopthora gây hại thân, quả trong giai đoạn cây mang quả thì biện pháp phòng bệnh Phytopthora cho cây sầu riêng giai đoạn này là rất cần thiết.

Tuy nhiên khi phát hiện quả bị bệnh thì phải phun thuốc với nồng độ 2% (2 lít thuốc trong 100 lít nước trực tiếp lên quả). Phun lặp lại lần tiếp theo sau đó 7 ngày. Nếu phát hiện xì mủ thân thì phải vệ sinh gọt bỏ vùng mô bị thối rồi quét thuốc Aliette 800wp + Ridomil gold 68WP hoặc Agri - Fos 400 nguyên chất lên vết bệnh. Thực hiện 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

* Nhện đỏ:

Đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô và chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ. Vết chích lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng, nhiều vết chích liên kết lại tạo ra những khoang, những đốm lớn mất màu, ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng lá có thể bị khô và rụng.

Cần phát hiện kịp thời để phun trừ khi sâu non còn nhỏ (tuổi 1, 2). Dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như: Vovinam 2.5EC, Tungcydan 55EC, 30EC, Tungent 5SC và Tungperin 10EC, 25EC… để phòng trừ.

* Rầy phấn trắng

Biện pháp phòng: Phun thuốc trừ rầy định kỳ khi mỗi đợt lá mới hình thành.

Biện pháp trừ: Khi phát hiện chồi bị hại thì tiến hành xử lý thuốc 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Thuốc phòng trừ rầy phấn trắng: Sử dụng luân phiên các loại thuốc sau: Confidor 100SL (pha 5-7ml/8 lít nước), Actara 25WG 1g/8 lít, Bassa 50EC 20-25ml/8-10 lít nước. Có thể phun kết hợp phân bón qua lá với thuốc phòng trừ rầy phấn trắng để giúp bộ lá phát triển tốt hơn.

 

22155-ntm.002453_nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc-hien-tuong-rung-qua-non-o-sau-rieng.pdf


Phạm Thanh Sơn