Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 544
Tổng truy cập : 562,839

Chăn nuôi

Hướng dẫn cách đỡ đẻ cho lợn nái

Bài viết này chia sẻ cách đỡ đẻ cho lợn nái để giảm tỉ lệ tử vong của lợn con trong những giờ đầu tiên của nó: nguyên nhân lợn sơ sinh dễ bị tổn thương, tầm quan trọng của sữa non, một số lưu ý trong cách đỡ đẻ cho lợn nái


Vài tiếng đồng hồ đầu tiên sau khi lọt lòng mẹ, chính là quãng thời gian quan trọng nhất cho sự sống còn của lợn con. Bài viết này chia sẻ cách đỡ đẻ cho lợn nái để giảm tỉ lệ tử vong của lợn con trong những giờ đầu tiên của nó. 

1. Tại sao lợn sơ sinh dễ bị tổn thương

Đầu tiên là chúng rất dễ bị lạnh. Lợn sơ sinh không thể nhanh chóng điều tiết để giữ ấm cho cơ thể khi chui ra khỏi lòng mẹ. Nguồn dự trữ năng lượng để làm nóng cơ thể cũng bị hạn chế (quá trình này do glycogen trong gan đảm nhiệm). Về việc giữ ấm cho lợn sơ sinh, cần quan tâm những điều sau:

• Lợn càng nhỏ thì mất nhiệt càng nhanh

• Lợn không có 1 lượng mỡ (mỡ nâu) nhất định để chuyển hóa nhằm giữ ấm

• Lớp mỡ dưới da quá mỏng nên cách nhiệt kém

• Lợn quá ít lông cũng làm cách nhiệt kém

• Lợn con bị ướt khi lọt lòng mẹ

Hệ miễn dịch của lợn sơ sinh chưa hình thành, và chức năng này phải được cung cấp từ sữa non. Trong 16 giờ đầu đời, lợn sơ sinh cần tối thiểu 100ml sữa non/kg, lượng sữa non này sẽ được sử dụng vào việc cung cấp năng lượng, dinh dưỡng và kháng thể.

Việc bạn có mặt bên cạnh đàn lợn lúc chúng đẻ là rất quan trọng. Trong trường hợp có việc gấp sắp phải đi, bạn cũng có thể sử dụng 1 số loại thuốc kích thích đẻ để đảm bảo rằng lúc chúng đẻ bạn có mặt ở trại nuôi lợn.

2. Sữa non: điều cần quan tâm trong cách đỡ đẻ cho lợn nái

Sữa non là những tia sữa đầu tiên của nái mẹ trong 1 lứa đẻ, đó là nguồn cung cấp năng lượng, dinh dưỡng, khả năng miễn dịch, và không có sản phẩm nhân tạo nào có thể tốt bằng sữa non.

Như đã nói ở trên, tối thiểu 1 con lợn phải bú 100ml/kg sữa non trong 16 giờ sau khi lọt lòng mẹ. Ví dụ con lợn nặng 1,45kg sẽ phải bú ít nhất 145ml sữa non. Nếu để tới 24 tiếng sau khi sinh mới cho lợn con bú sữa non, thì đã quá muộn, vì lúc đó lợn sơ sinh không còn khả năng hấp thụ các kháng thể có trong sữa non. Thực tế thì nái mẹ sản xuất mạnh lượng sữa non trong vòng 12 giờ đầu tiên, và khoảng 20 tiếng sau khi sinh con xong, sữa mà nó tiết ra đã là sữa bình thường, không phải sữa non.

Thông thường, trong 1 lứa lợn sơ sinh sẽ có 1 số con mập mạp và 1 số con hơi gầy. Bạn hãy tách nhóm, những con mập ra 1 nhóm và những con gầy ra 1 nhóm. Cho những con gầy bú sữa non trước, sau đó 90 phút đến lượt những con mập bú, và thời gian dành cho mỗi nhóm là 40 phút cho mỗi đợt bú, và mỗi con bú khoảng 5 phút/ mỗi đợt là đủ.

Nhưng nếu trong đàn có những con còi cọc, hãy giúp chúng tìm vú lợn mẹ và cho mỗi con bú khoảng 10-15 phút mỗi lần.

Nếu số đông lợn sơ sinh thuộc dạng còi cọc, bạn phải dùng xilanh mà bơm sữa non vào miệng chúng. Nên áp dụng mức thời gian 15 phút trở lên cho mỗi con để chúng có thể uống trọn lượng sữa non cần thiết. Bạn có thể lấy sữa non trực tiếp từ vú mẹ rồi cho vào xilanh, nhưng cũng có thể lấy 1 lần rồi cất vào tủ đông, khi cho lợn con bú thì chỉ cần rã đông (đun nóng).

3. Một số lưu ý trong cách đỡ đẻ cho lợn nái

• Số lợn con 1 lứa không nên để vượt quá số lượng núm vú của nái mẹ

• Không cho lợn con bú sữa lạnh

• Những con lợn còi sẽ gặp khó khăn khi bú những núm vú to, hãy tìm núm thích hợp cho nó

• Những ngày trời lạnh, cần sử dụng đèn làm ấm cho lợn sơ sinh

• Những con lợn nằm chồng lên nhau thường là đang bị ớn lạnh.

http://nguoichannuoi.vn/cach-do-de-cho-lợn-nai-va-vai-dieu-nen-tranh-fm876.html


11326-ntm.002037_huong-dan-cach-do-de-cho-lon-nai.pdf