Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1746
Tổng truy cập : 559,502

Trồng trọt

Hướng dẫn cách phòng trị Rầy, Rệp hại trên cây Sầu riêng

Chia sẻ kinh nghiệm về Rầy, Rệp hại tấn công Sầu riêng: đặc điểm nhận dạng và quá trình phát triển, biện pháp phòng trị, ...


Rầy, Rệp, sâu chích hút là căn bệnh muôn thủa trên cây Sầu Riêng. Chúng xuất hiện xuyên suốt ở tất cả các giai đoạn lá non, lá lụa, lá già trong vườn Sầu Riêng. Nhưng phát triển mạnh và tấn công khi cây bắt đầu có đọt mới và gây tác hại nghiêm trọng tới sự phát triển của. Bởi vì khi đã bị Rầy tấn công thì không khắc phục được mà chỉ chăm sóc lại để cây ra cơi mới và dưỡng lại cơi sau.

Đặc điểm nhận dạng và quá trình phát triển:

Đối với vòng đời của Rầy, Rệp: Từ trứng Rầy phát triển thành Rầy phấn sau đó bắt đầu gây hại và lớn thêm 1 bậc thành Rầy xanh. Đây là giai đoạn gây hại nặng nhất khủng khiếp nhất.

– Rầy phấn hay còn gọi là Rầy phấn trắng: Đây là giai đoạn đầu và là ấu trùng của Rầy khi còn nhỏ, sống cả mặt trên và mặt dưới lá non

– Rầy xanh hay còn gọi là Rầy nhảy: là giai đoạn trưởng thành của rầy và nơi cư ngụ chủ yếu sống mặt dưới lá non và dưới cây cỏ

Vậy chúng gây hại như thế nào: Rầy chích hút lá non và đọt non

– Nếu bị nhẹ thì làm lá nhỏ, cơi đọt kém phát triển, để lại các vết thương trên lá và là tác nhân tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập

– Nếu nặng thì làm mép lá bị cháy xoăn lại, dần dần khô và rụng, đọt non có thể bị khô, trơ cành. Phần này bà con cần chú ý vì dễ nhầm với triệu chứng bệnh khác…

 Cách phòng trị:

Bà con cần biết thời điểm Rầy tấn công là từ khi lá cơi đọt còn chưa mở chứ để đến khi lá đã thành thục thì rầy không “ăn, không chích” nữa. Chính vì vậy bà con cần Phun thuốc từ khi cây bắt đầu lên cơi cho đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và trở thành lá bình thường.

– Các hoạt chất đặc trị Rầy điển hình bà con có thể sử dụng như: Imidachloprid, Thiamethoxam, Buprofenzin, AcetamipridA, lpha cypermethrin

– Bà con chú ý: Phun rầy cách nhau khoảng 7 ngày/lần mỗi khi cây có đọt non và nên thay đổi hoạt chất thuốc qua mỗi lần xịt để tránh Rầy kháng thuốc. Phun ướt đều cả 2 mặt lá và phun lên đọt cây. Lưu ý nên xịt vào buổi chiều mát để thuốc có hiệu quả cao nhất.

55131-ntm003068.-huong-dan-cach-phong-tri-ray-rep-hai-tren-cay-sau-rieng.pdf