Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 550
Tổng truy cập : 562,899

Chăn nuôi

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chó cái giống sinh sản

Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật nuôi chó cái giống sinh sản: tiêu chuẩn chọn giống, cách chăm sóc chó cái sinh sản, chăm sóc chó cái mang thai và đẻ con


Với những ai đang nuôi chó, hãy dành thời gian chăm sóc chó và tham khảo một số kinh nghiệm nuôi của những người đi trước để có thể nuôi được con chó như ý.

1. Chọn giống

- Chọn lọc theo phương pháp nghiên cứu họ phả, nghĩa là chọn chó bố mẹ làm giống phải tốt, đạt các tiêu chuẩn thể chất, ngoại hình theo ý muốn của người nuôi.

- Muốn có chó đạt các chỉ tiêu thể chất và ngoại hình như thế nào, phải chọn chó bố mẹ có chỉ tiêu thể chất, ngoại hình như vậy.

2. Chăm sóc chó cái sinh sản

- Chó con sinh ra được một tuần có thể chọn làm giống, tập trung chăm sóc. nuôi dưỡng tốt hơn ngay từ đầu, phải cho chó này bú nhiều hơn các con chó khác trong đàn.

- Chó cái giống tránh nuôi quá béo hoặc quá gầy, chú ý cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn như chất đạm, bột đường, chất khoáng và các vitamin để bộ khung xương phát triển đầy đủ và đảm bảo thể chất, ngoại hình hoàn chỉnh như mong muốn của chủ nuôi.

- Thường xuyên cho chó cái dạo chơi vận động thoải mái trong môi trường không khí trong lành, tắm nắng hợp lý.

- Khả năng sinh sản của chó cái xuất hiện vào khoảng 8 - 10 tháng tuổi, cá biệt có con sớm hơn (nếu nuôi tốt có con muộn hơn), lúc này các tế bào sinh dục cái đã phân chia, tế bào trứng đã trưởng thành, mặc dù ở con cái đã xuất hiện khả năng sinh dục, nhưng tầm vóc và sự phát triển thể lực của cơ thể còn đang tiếp tục phát triển, cho nên cho giao phối ở tuổi này là không hợp lý. Những chó con ở tuổi này sinh ra khả năng sống và phát triển rất thấp. Tuổi thích hợp cho chó cái giao phối vào lúc 10 tháng tuổi, nghĩa là phải bỏ qua một lần động dục đầu, mà phải lần thứ hai mới cho phối giống, thời gian này, sự phát triển của con cái đã hoàn thiện hơn. Cũng như chó đực, khi chó cái chuẩn bị cho phối giống cần bồi dưỡng trước kỳ là 15 ngày, cho ăn đủ chất đạm và các loại sinh tố, các chất giàu khoáng đa và vi lượng cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Chuồng nuôi phải khô ráo, sạch, thoáng mát, đủ nước sạch cho chó uống thường xuyên.

- Khi nuôi dưỡng chăm sóc chó, nếu phát hiện chó cái động dục, cần phải mở sổ ghi chép giờ ngày bắt đầu động dục, và cũng từ đó, theo dõi chặt sự thay đổi màu sắc ở âm hộ con cái, chú ý cả chất nhầy thải ra, qua kinh nghiệm mà cho đực phối đúng ngày, đúng kỳ. Về mặt sinh lý, thường từ ngày thứ 9 trở đi chó cái đã có khả năng chịu đực.

- Tính ngày, kết hợp với theo dõi màu sắc, chất thải ở cơ quan sinh dục chó cái, ta quyết định cho nhảy chính xác, khả năng thụ thai sẽ cao và số con đẻ ra sẽ nhiều.

3. Chăm sóc chó cái mang thai

- Sau khi cho giao phối, dự đoán chó có thể có chửa, phải nuôi dưỡng tốt. Ngoài khẩu phần ăn bình thường, cần bồi dưỡng thêm. Mỗi ngày có thể cho ăn thêm từ 50 - 60 gam thịt nạc, hoặc 1 quả trứng và sữa tươi.

- Trong 30 ngày đầu, thai chưa rõ, chỉ từ tháng 2 trở đi mới thấy rõ các hiện tượng ở con cái như: trọng lượng tăng nhanh, thân hình to ra, bầu vú căng dần.

- Thời gian mang thai trung bình của chó là 60 - 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Trong nửa thời kỳ đầu mang thai cho chó ăn mỗi ngày 3 bữa, thời kỳ sau mỗi ngày 4 bữa, nhưng mỗi bữa giảm khối lượng (vẫn đảm bảo chất lượng).

4. Đẻ con

- Dựa vào sổ phối giống để chuẩn bị cho chó đẻ, thường từ ngày thứ 58 trở đi phải chuẩn bị ổ đẻ và trực thường xuyên để giúp đỡ chó đẻ. Trước khi đẻ 1 ngày chó cái bỏ ăn, đi lại liên tục quanh chuồng, tìm chỗ đẻ, hô hấp nhanh hơn, dáng điệu khó nhọc, chó rên rỉ, nhất là lúc chuyển dạ, sự đau đớn tăng lên, chất nhầy từ âm hộ chảy ra nhiều, có con lọt ra ngoài theo cái bọc, lúc đó chó mẹ cắn rách bọc để chó con chui ra.

- Chó con sinh ra, còn dính với dây rốn và nhau, sau đó chó mẹ cắn đứt dây rốn, và liếm khô chó con. Tiếp tục là sự chuyển dạ để đẩy các chó con còn trong bụng ra ngoài. Thường thường, khoảng cách giữa trước và sau một khoảng thời gian là 20 phút, có thể kéo dài từ 1 - 1,5 giờ. Trong khi chó đẻ phải quan sát đề phòng đẻ khó, chó con đẻ ra yếu và bị ngạt (khi đó phải có sự hỗ trợ ngay). Thời gian đẻ của chó nhanh chậm tùy số lượng chó con, tùy sức khỏe chó mẹ và các điều kiện khác, nhưng thường từ 4 - 10 giờ mới kết thúc.

- Khi chó đẻ xong, cần cho chó mẹ uống sữa hoặc nước đường, và nghỉ ngơi khoảng 6 - 8 giờ mới cho ăn cháo thịt hâm nóng. Chế độ này duy trì trong 24 giờ đầu. Những ngày sau, mỗi ngày cho ăn từ 3 - 5 bữa. Sau lần cho ăn đầu tiên, cần thay đệm cho chó con, và sau đó mỗi ngày thay đệm 1 lần.

 http://nguoichannuoi.com/huong-dan-ky-thuat-nuoi-cho-cai-giong-sinh-san-fm957.html


5810-ntm.002028_ky-thuat-nuoi-cho-cai-giong.pdf