Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1831 |
Tổng truy cập : | 559,857 |
Trồng trọt
Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ bọ cánh cam hại cây nông nghiệp
Giới thiệu phân bố, đặc điểm sinh học sinh vật và quy luật phát sinh gây hại của bọ cánh cam đối với cây trồng. Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ bọ cánh cam và sâu non hại cây nông nghiệp.
Hiện nay bọ cánh Cam xanh phát sinh, phát triển ở một số nơi điển hình như địa bàn xã Lưu Kiếm- huyện Thủy Nguyên và gây hại trên một số đối tượng cây trồng như cỏ sân Golf, các cây ăn quả, cây cảnh, cây bóng mát: Ổi, Vú sữa, Táo, Xoài, Đào, Dừa, Na, Lựu, Mẫu đơn, Đào tiên… đã bị bọ cánh Cam xanh ăn lá, hoa, quả, có những cây bị ăn trụi 70% số lá. Để bảo vệ cây trồng, người trồng cây cần hiểu về đối tượng này và thực hiện tốt biện pháp kỹ thuật phòng trử như sau:
1. Phân bố:
Bọ cánh cam phân bố phần lớn ở vùng nhiệt đới, đặc biệt nhiều ở Châu Phi và Nam Châu Á. Ở Việt Nam, có hàng trăn loài Cánh cam, một số là sâu hại rừng, cây nông nghiệp.
2. Đặc điểm sinh học
Bọ cánh cam có tên khoa học: Anomala sp, họ Bọ hung Scarabaeidae, bộ cánh cứng Coleoptera. Trưởng thành có thân dài 23 - 25 mm. Mặt bụng màu hồng tía, có màu xanh biếc. Điểm đặc trưng là có vết lõm ở bên hông cánh cứng (cánh trước).
Ấu trùng (sâu non) có dạng chữ C, màu vàng nhạt, râu đầu phát triển, có 5 đốt, có 8 đôi lỗ thở. Nhộng dài 26- 27 mm, màu trắng vàng.
Vòng đời của bọ Cánh cam xanh : khoảng 10- 12 tháng
+ Thời gian sâu non (ấu trùng): 9- 10 tháng
+ Trưởng thành có thể sống: khoảng 20- 30 ngày. Trưởng thành bọ cách cam có khả năng bay xa từ 3- 5km.
Bước đầu xác định, bọ trưởng thành cái đẻ 16- 18 quả trứng; cao 40- 60 trứng. Trứng đẻ rải rác từng quả một ở dưới mặt đất, dưới thảm thực vật, dưới gốc cây.
3. Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại
Mức độ phát sinh gây hại của bọ cánh cam có liên quan với một số yếu tố ngoại cảnh như thời tiết. Năm nào nhiệt độ ở đầu mùa ấm, có mưa sớm thì bọ cánh cam trưởng thành xuất hiện sớm và có thể gây hại nặng. Bọ cánh cam vũ hóa cuối tháng 5 đến giữa tháng 8. Trưởng thành giao phối nhiều lần và đẻ trứng trong các đám cỏ hoai mục hay trên mặt đất, dưới gốc cây. Chúng thường gây hại vào đầu mùa mưa ở các tỉnh miền Bắc (đầu tháng 5 - tháng 6). Ban ngày trưởng thành đậu trong các tán cây, ban đêm ăn lá cây, có xu tính với ánh sáng mạnh.
Ấu trùng (sâu non) sống trong đất, mùn thực vật phân huỷ, trong thảm mục rừng, chúng phá hại rễ cây vào chập tối và sáng sớm.
Trước đây loài côn trùng này cũng đã có xuất hiện nhưng mật độ ít, không đáng kể và gây hại không nhiều. Năm nay do thời tiết, nhiệt độ, ẩm độ phù hợp, tạo điều kiện cho các loài côn trùng này phát triển mạnh, gây hại nhiều.
Hiện tại bọ Cánh cam phá hại tuy chưa nhiều nhưng cũng đã phá hại cục bộ một diện tích cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cần cảnh báo để bà con diệt trừ, phòng tránh không để lan tràn ra diện rộng.
4. Biện pháp phòng trừ:
- Đối với Bọ cánh cam trưởng thành sử dụng biện pháp thủ công là biện pháp tối ưu, cụ thể:
Bọ cánh cam trưởng thành có xu tính với ánh sáng mạnh, có thể thắp bóng điện sáng từ 19- 22 giờ đêm ở giữa khu vực có cây trồng, chúng sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem tiêu diệt.
Ban ngày con bọ đậu ở dưới các tán lá cây, loài này có tính giả chết có thể rung mạnh cây để chúng rơi xuống đất gom đem tiêu hủy. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả phòng trừ cao.
Đây là biện pháp mang tính cộng đồng, tuyên truyền, phát động toàn dân áp dụng biện pháp này để tiêu diệt trưởng thành thì mới đem lại hiệu quả.
- Đối với ấu trùng (sâu non): trước khi trồng: ở những vùng đã bị Bọ cánh cam gây hại cần cày sâu, làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng để hạn chế sự tồn tại của bọ non (ấu trùng) cánh cam. Xử lý đất bằng một trong các loại thuốc dạng hạt: Vibasu 10GR, Diazan 10GR, Regent 0.3GR…, liều lượng 30 - 40 kg/ha, bón lót xuống luống, sau đó mới trồng cây.
- Đối với những vườn cây ăn quả, hoa cây cảnh đang bị bọ cánh cam gây hại:
+ Có điều kiện thì tháo nước vào vườn ươm, vườn trồng cây, ngâm 1- 2 ngày sau đó tháo nước ra để diệt trứng và sâu non.
+Làm cỏ, vệ sinh vườn trồng cây, thu dọn tàn dư (lá rụng, lá già, cỏ dại, thực vật mục nát) đem tiêu hủy vì là nơi bọ trưởng thành ưa thích đẻ trứng, ấu trùng (sâu non) sống và gây hại rễ cây.
Ngoài ra có thể sử dụng thuốc hóa học dạng hạt để trừ sâu non:
Một số thuốc có thể sử dụng: Vibasu 10GR, Diazan 10GR, Regent 0.3GR… Tiến hành xới xáo xung quanh những gốc cây bị Bọ cánh cam gây hại rồi rắc đều thuốc để trừ sâu non.
Do đối tượng cần phòng trừ là dịch hại trên cây ăn quả, cây có tán lá rộng, cây cao... nên khi tiến hành phun thuốc hoá học có hiệu quả rất thấp không đảm bảo an toàn cho người phun thuốc và môi trường sinh thái./.
40154-ntm.00_ky-thuat-trong-tru-bo-canh-cam.pdf
Nguyễn Hồng Thủy