Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 35996
Tổng truy cập : 726,447

Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác

Hướng dẫn trồng cỏ voi trong chăn nuôi gia súc

Cỏ voi thuộc họ hoà thảo, thân đứng, là giống rất thích hợp cho chăn nuôi bò thịt theo quy mô trang trại. Bài viết hướng dẫn quy trình trồng cỏ voi từ tháng 2 đến tháng 5 và thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 với các bước: chuẩn bị đất, phân bón, trồng và chăm sóc, thu hoạch và sử dụng.


Cỏ voi thuộc họ hoà thảo, thân đứng, là giống rất thích hợp cho chăn nuôi bò thịt theo quy mô trang trại. Cỏ voi là giống thân đứng có sức sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện khí hậu Việt Nam, mang lại hiệu quả năng suất cao thích hợp trong chăn nuôi bò theo quy mô trang trại. 

 Cỏ voi là loại thức ăn gia súc ngon và phù hợp với sinh lý tiêu hoá đối với gia súc, gia cầm và là loại cỏ vừa có thể làm thức ăn tươi vừa làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô và làm bột cỏ khô để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cá… mà vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường, không cần cho vật nuôi ăn thêm thức ăn tinh.

* Thời vụ:

Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 5, chủ động trong nguòn cung cấp thức ăn cho vật nuôi trong mùa lạnh, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động được nước tưới thì có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3 - 4 năm (tức là trồng một lần thu hoạch được 3-4 năm). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền.

* Chuẩn bị đất:

Có thể trồng cỏ voi theo hướng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ voi vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc.

Trong trường hợp trồng chuyên canh và thâm canh, cần chọn loại đất phù hợp với yêu cầu của cây: loại đất có tầng canh tác trên 3˚cm, nhiều màu, tơi xốp, thoát nước, có độ ẩm trung bình đến hơi khô, pH của đất = 6 -7.

Cần cày sâu, bừa kỹ hai lượt và làm sạch cỏ dại, đồng thời san phẳng đất.

Rạch hàng sâu 15-20 cm theo hướng đông tây, hàng cách hàng 60 cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40 cm và hàng cách hàng 6˚cm.

* Phân bón:

Tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu mà có thể sử dụng lượng phân bón khác nhau. Trung bình cho 1 ha cần bón: 15 - 20 tấn phân chuồng hoai mục; 300 - 400 kg đạm urê; 250 - 300 kg super lân; 150 - 200 kg sulphat kali.

Các loại phân hữu cơ, phân lân, phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ.

Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần thu hoạch và bón thúc sau mỗi lần cắt. Nếu đất chua (pH <5) thì phải bón thêm vôi.

* Cách trồng và chăm sóc:

Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80-100 ngày).

Chặt vát hom với độ dài 25 - 30 cm/hom và có 3-5 mắt mầm.

Mỗi hecta cần 8 - 10 tấn hom. Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450, cách nhau 30-40 cm và lấp đất dầy khoảng 5 cm sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10 cm và bảo đảm mặt đất bằng phẳng sau khi lấp.

Sau khi trồng 10-15 ngày mầm bắt đầu mọc. Tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và nếu có hom chết, cần trồng dặm lại, đồng thời làm sạch cỏ dại và dùng cuốc xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng (chú ý không chạm vào thân cây giống).

Lúc được 30 ngày tiến hành bón thúc bằng 100 kg urê cho mỗi hecta. Dùng cuốc làm sạch cỏ dại thêm vài lần, trước khi cỏ lên cao, phủ kín mặt đất.

* Thu hoạch và sử dụng:

Sau khi trồng 80-90 ngày thu hoạch đợt đầu (không thu hoạch non đợt đầu).

Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30-45 ngày, khi thảm cỏ có độ cao khoảng 80 - 120 cm. Mỗi lần thu hoạch lưu ý cắt gốc ở độ cao 5 cm trên mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều.

Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê. Có thể dùng cỏ voi cho gia súc nhai lại ăn tươi hoặc ủ chua để dự trữ cho những thời điểm khan hiếm thức ăn thô xanh.

95028-ntm.003304-huong-dan-trong-co-voi-trong-chan-nuoi-gia-suc.pdf