Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1562
Tổng truy cập : 564,976

Trồng trọt

Khắc phục bệnh thán thư hại khoai sọ

Giúp bà con tìm hiểu thông tin về bệnh thán thư hại khoai sọ: triệu chứng, đối tượng và cách gây hại, biện pháp khắc phục,…


Nấm bệnh đã phát sinh phá hại nặng trên cây khoai sọ ở miền Bắc, hình thù vết gây hại giống như trên quả ớt bị bệnh nên bà con nông dân gọi là bệnh thán thư

1. Triệu chứng

Thoáng nhìn trên mặt lá thấy có rải rác từ một đến vài ba hoặc một vệt dài nhiều vết bệnh; vết bệnh màu nâu đen - nâu vàng.

Quan sát kỹ thấy rõ vết bệnh gồm các hình vành khăn đồng tâm ở cả hai mặt, mặt dưới thì miệng vết bệnh lúc nào cũng tươi rói và có nhiều hạt nhỏ lấm tấm mầu gạch cua. Vùng thịt lá ở xung quanh vết bệnh chuyển màu vàng, nhất là ở mặt trên.

2. Đối tượng và cách gây hại

Có thể đây là bệnh thán thư. Đối tượng gây bệnh thán thư do nhiều loại nấm thuộc loại Colletotrichum gây ra, nấm ở dạng sợi và bào tử phân sinh.

Gây hại từ mặt dưới của lá rồi xuyên phá lên mặt trên, bị nặng thì tất cả các lá và toàn thân dọc bị cháy khô làm mất khả năng quang hợp nên không cho thu hoạch.

Điều kiện thích hợp: Nhiệt độ từ 28 – 30 độ C và ẩm độ không khí cao, có nắng mưa xen kẽ.

3. Biện pháp khắc phục

Thường xuyên thăm đồng điều tra phát hiện bệnh hại để phun trừ kịp thời.

Đối với những ruộng đang bị nặng hoặc mới có từ 1% số lá bị trở lên thì cần phải dùng một trong các loại thuốc như Score250EC, Antraconl 70WP, Ridomil Gold 68WC, Daconil 75WP với chất bám dính – lưu dẫn (HPC- bám dính) để pha phun trừ.

Chú ý: Pha đúng theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì của chất bám dính và từng loại thuốc. Phun vào chiều mát không mưa, phun cả 2 mặt lá và phải phun chậm từ từ cho ngấm kỹ (thực hiện “mưa dầm thấm lâu”), tránh tình trạng nước thuốc bị rửa trôi. Phun làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày và nên đảo thuốc trừ bệnh ở mỗi lần cho không bị nhờn.


13928-ntm.001411_benh_than_thu_hai_khoai_so.pdf