Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 2190 |
Tổng truy cập : | 560,452 |
Trồng trọt
Khắc phục hiện tượng xơ đen ở cây mít
Bài viết giúp bà con tìm hiểu thông tin chung về bệnh xơ đen ở cây mít và hướng dẫn một số biện pháp thủ công để khắc phục bệnh xơ đen ở cây mít.
1. Tìm hiểu chung về bệnh sơ đen
Hiện tượng sơ đen làm cho trái méo mó, làm giảm chất lượng và độ ngọt trái làm thiệt hại nặng nề cho các nhà vườn.
- Hiện tương sơ đen ở mít là do vi khuẩn gây ra, và thường xuất hiện vào màu mưa, mùa khô tương đối ít. Gặp nhiều ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mít ra tầm tháng 5 âm lịch trở đi, thì có hiện tượng sơ đen.
- Khi có nước mưa, vi khuẩn sẽ theo nướm của hoa khi vươn ra ngoài thụ phấn xâm nhập vào vòi nhụy và đến bầu noãn.
- Tại đây, vi khuẩn phát triển và làm cho múi không thụ tinh được, hạt bị lép lửng. Nếu vi khuẩn vào sau khi đã thụ tinh thì làm cho hạt non bị hư, và chuyển thành màu đen. Ngoài ra vi khuẩn có thể đi vào trái là khe hở giữa các múi mít. Do hình dạng bên ngoài của mít lồi lõm nên vị trí lõm sẽ là nơi chứa nước mưa, có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
2. Một số biện pháp thủ công khác phục
- Sử dụng ly nhựa bao quanh hoa cái lúc chưa nhận phấn cho thấy giảm hiện tượng xơ đen 1 cách đáng kể, chỉ 12% trái bị bệnh xơ đen. Ngược lại nghiệm thức đối chứng có đến 69% trái bị xơ đen. Tuy nhiên, các trái được bao quanh bằng ly nhựa thì méo mó do không được thụ phấn, thụ tinh.
- Sử dụng miếng nylon làm mái che nước mưa lúc hoa cái chưa nhận phấn cho thấy có 13% trái bị xơ đen và nghiệm thức đối chứng là 66%. Các trái được che nước mưa thì tròn đều, hình dạng trái đẹp do được thụ phấn, thụ tinh hoàn toàn.
Hạn chế: Biện pháp thủ công, tốn kém.
- Theo 1 số nghiên cứu cho rằng:
+ Hiện tượng đen xơ ở mít vào mùa mưa là do thiếu canxi.
+ Do mưa nhiều canxi trong đất bị hụt và cây mít hấp thu kém. Bà con nên bổ sung can xi cho mít trước khi và lúc chúng ra hoa.
Biện pháp khắc phục hiện tượng sơ đen mít. Loại canxi tốt nhất là canxi hòa tan dạng chelate (Ca – Chelate). Phun lá và tưới gốc giai đoạn mít ra nụ và cứ định kỳ 2 tháng phun lại 1 lần nữa. Thì sẽ giải quyết vấn đề đen xơ này triệt để.
26038-ntm.002955_bien-phap-giup-khac-phuc-hien-tuong-xo-den-o-cay-mit.pdf