Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 5750
Tổng truy cập : 88,292

Bà con cần biết

Khẩn trương phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa xuân

Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật Hải Phòng, đến đầu tháng 5 - 2018, toàn thành phố có hơn 15 nghìn ha diện tích lúa xuân nguy cơ nhiễm bệnh đạo ôn, cao gấp 4 lần các vụ trước, đặc biệt ở các xã: Quyết Tiến, Tiên Tiến (Tiên Lãng), Trấn Dương, Hòa Bình, Cao Minh (Vĩnh Bảo). Do đó, bà con cần có biện pháp phòng trừ kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến năng suất lúa xuân.


Bệnh đạo ôn cổ bông có nguy cơ nhiễm cao trên các giống lúa chất lượng, lúa thơm như  TBR 225, Bắc Thơm, lúa nếp, Hương Biển 3, Hương Thơm số 1, Thiên Ưu 8… Những giống lúa này chứa nguồn dinh dưỡng tốt, có hương thơm thu hút sâu bệnh phát triển, nhất là dễ nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh: do các bào tử nấm phát triển gây bệnh đạo ôn lá từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, nhất là trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường, độ ẩm cao như hiện nay.

Biểu hiện: Bệnh này làm lúa gãy gục, hoặc bị bạc bông sau đó chết vì không duy trì đủ nguồn dinh dưỡng nuôi cây.

Do đó, bà con cần tranh thủ thời tiết tạnh ráo, phun thuốc phòng trừ bệnh trên diện tích lúa có nguy cơ nhiễm cao. Phun thuốc phòng trừ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng danh mục thuốc đặc trị, phun đúng thời điểm lúa chuẩn bị trổ bông, sau đó phun lại lần 2 cách lần 1 khoảng 7 ngày… Đặc biệt, chú trọng các biện pháp phòng là chính. Bên cạnh đó, bà con cũng cần chủ động phát hiện sớm giai đoạn bệnh đạo ôn phát triển trên lá để phun thuốc phòng trừ ngay. Rà soát, xác định các giống lúa có nguy cơ dễ nhiễm bệnh để khoanh vùng, tập trung phun thuốc phòng trừ đúng thời điểm…

 Nguồn: Báo Hải Phòng