Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2520
Tổng truy cập : 561,219

Trồng trọt

Không nên nhân giống bưởi bằng hạt

Giới thiệu nguyên nhân vì sao không nên nhân giống bưởi bằng hạt: do bị biến dị không giữ được những đặc tính tốt vốn có của cây mẹ


Mặc dù cùng nằm trong họ Cam (Rutaceae), nhưng bưởi lại khác với nhiều giống cùng nằm trong họ này. Hạt bưởi thuộc loại đơn phôi, phôi của chúng là phôi hữu tính (do hai phối tử đực và cái kết hợp với nhau) được hình thành do sự sắp xếp lại bộ gen của bố và mẹ, vì thế chúng có sự biến dị (cây con không còn giống cây mẹ nữa). Khi bạn dùng hạt bưởi để nhân giống sẽ rất dễ gặp trường hợp cây con không cho trái ngon như cây mẹ.

Ngày nay, ngoài cách nhân giống bằng hạt, người ta còn nhân giống bằng phương pháp vô tính như chiết, ghép, giâm cành hoặc tách chồi... Phương pháp này do không có sự kết hợp giữa phối tử đực và phối tử cái, không có sự sắp xếp lại bộ gen nên cây giống không bị biến dị. Như vậy, muốn có được trái bưởi ngon như cây mẹ, bạn nên trồng bằng cành chiết hay cây ghép. Ngoài ưu điểm cây con sẽ mang những đặc tính tốt của cây mẹ, cách làm này còn giúp bưởi nhanh cho trái và năng suất cao.

Tuy nhiên, có thể trường hợp của bạn đã gặp một nguyên nhân như: chất đất, nguồn nước, thời tiết. Một số loại cây ăn trái đặc sản như nhãn lồng Hưng Yên, cam xã Đoài, vải thiều Thanh Hà, Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, sơ ri Gò Công... khi mang giống (dù bằng cành chiết hay cây ghép) ra khỏi “quê hương” của nó (có khi cách nhau chỉ vài cây số, hoặc chỉ cách nhau một dòng sông) thì nó cũng đã không giữ được những đặc tính tốt vốn có của cây mẹ.


69657-khong-nen-nhan-giong-buoi-bang--hat.pdf