Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 783
Tổng truy cập : 563,499

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ

Khuyến cáo phòng nhiễm virus Hanta từ chuột cống

Trình bày khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng giúp người dân chủ động phòng chống nhiễm virus Hanta từ chuột cống. Hướng dẫn những cách thủ công diệt chuột hữu hiệu.


 

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh suy thận cấp là bệnh lây truyền từ động vật sang người do loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) bị nhiễm virus cắn hoặc do hít phải các chất thải của chuột có chứa virus.

 

Do đó, để chủ động phòng chống bệnh do virus Hanta lây lan sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với chuột và chất thải của chúng. Sử dụng ủng cao su khi đi đến những nơi có chuột sinh sống, ngủ màn để tránh bị chuột cắn.

 

Trường hợp nào khi phải tiếp xúc với chuột, bẫy chuột hoặc khi vệ sinh khu vực có chuột thì cần đeo khẩu trang, mang găng tay cao su và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. Dùng hóa chất sát khuẩn thông thường để vệ sinh nơi có chuột.

 

Để làm giảm sự phát triển của chuột, người dân cần giữ vệ sinh, gọn gàng nơi ở, nơi làm việc.

 

Để xử lý những con chuột đã chết thì người dân cần phải đốt hoặc bỏ vào túi nilon 2 lớp và chôn ở độ sâu tối thiểu 50cm.

 

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân khi bảo quản thức ăn thì phải được đậy kín, không cho chuột tiếp xúc với thức ăn của người và gia súc.

 

Trong trường hợp người nào nếu có hiện tượng sốt liên quan đến chuột cắn hoặc tiếp xúc với chuột/chất thải của chuột cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

 

Virus Hanta có thể gây hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận với các triệu chứng chính như sốt cao đột ngột, buồn nôn, đau bụng, giảm huyết áp, có dấu hiệu nổi ban trên da, phù mặt, bí tiểu và sau đó là đa niệu.

Ngoài ra, virus Hanta còn gây sốt xuất huyết hội chứng phổi với các triệu chứng chính như sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, rối loạn đường tiêu hóa, suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp.

Bệnh không lây từ người bệnh sang người lành. Một số ít trường hợp có hiểu hiện lâm sàng nặng với hội chứng phổi hoặc hội chứng suy thận cấp có thể tử vong.

 

 

Những cách thủ công  diệt chuột hữu hiệu 

 

 

1. Dính chuột: Trộn 2 phần nhựa thông với 1 phần dầu máy rồi đun lên cho tan thành thể lỏng. Sau đó phết hỗn hợp này lên giấy cứng hoặc tấm gỗ, thả vào giữa ít mồi rồi đặt vào chỗ chuột qua lại. Chuột đã bị dính vào đó thì khó có thể ra được.

 

2. Dung dịch Amoniăc: đổ dung dịch này vào hang chuột rồi lấy bùn trát kín cửa hang lại. Amoniăc bốc hơi sẽ làm chuột bị hấp chín.

 

3. Dầu ma-dút: Trộn đều dầu ma-dut với dầu máy và mỡ bôi trơn, rắc quanh hang chuột. Chuột bị dính dầu mỡ và bùn sẽ thấy khó chịu và phải liếm đi hết. Những chất này theo đường tiêu hoá vào dạ dày chuột làm chúng bị chết do nát dạ dày.

 

4. Phân bò lấp hang: Dùng phân bò lấp kín hang chuột lại rồi chèn thêm mảnh vụn của gạch ngói vào. Chuột sẽ bị chết ngạt trong hang.

 

5. Xà phòng bột: Đem xà phòng bột trộn với bột tiêu và một ít cơm nguội, để ở chỗ chuột thường qua lại.

 

Nguồn: TTXVN, phununet.com

 


103-khuyen-cao-phong-nhiem.pdf