Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1804 |
Tổng truy cập : | 565,399 |
Trồng trọt
Kinh nghiệm bón phân cho cây lan
Chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc cây hoa lan: triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hoa lan, bón phân cho hoa lan các giai đoạn (Lan con sau cấy mô, giai đoạn cây ra vườn đến trưởng thành, lan trưởng thành)
I. Đặc điểm chung
- Lan là cây hoa ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ôn hòa và không khí thông thoáng.
- Là cây rất cần ánh sáng, nhưng yêu cầu ánh sáng tán xạ nên cần phải làm giàn che nắng để tạo đủ sáng tán xạ.
- Lan là cây có yêu cầu dinh dưỡng cao nhưng chỉ chịu được nồng độ thấp do đó cần dinh dưỡng dễ tiêu và bón với lượng vừa phải.
- Các loài lan phổ biến hiện nay ở nước ta là: Dendrobium, Cattleya, Vanda , Vũ nữ (Oncidium), Mokara…
II. Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hoa lan
- Thiếu đạm: Cây còi cọc, số lá và chồi trên cây ít, kích thước lá nhỏ, lá vàng dần từ lá già tới lá non.
- Thiếu lân: Cây nhỏ, ngắn, rễ kém phát triển, lá xanh xỉn đôi khi có sọc tía trên bẹ lá và bản lá, chồi non không phát triển được, chậm ra hoa, ít đậu quả.
- Thiếu kali: cây kém phát triển, lóng ngắn lại, cây lùn, mép lá chuyển vàng và khô dần, lá ngọn ngắn, lan dễ bị sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả thấp, sức nảy mầm của hạt kém.
- Thiếu canxi: rễ kém phát triển, lá nhỏ, cây yếu, dễ đổ.
- Thiếu magiê: Rễ to mập nhưng thân lá kém phát triển, lá già chuyển màu bạc trắng do diệp lục tố không được hình thành.
- Thiếu lưu huỳnh: Cây cằn cỗi, lá non chuyển vàng, cây ốm yếu, éo uột.
- Thiếu kẽm: các đốt trên ngọn ngắn lại, bản lá hẹp và nhọn, lá non mọc xít nhau, rễ kém phát triển.
- Thiếu sắt: Lá vàng thau tới bạc trắng, lá kém phát triển.
- Thiếu đồng: Xuất hiện các đốm trắng trên đầu và mép lá, lá mềm yếu, chuyển dần sang xanh trắng và khô héo. - Thiếu đồng thường kèm theo hiện tượng nảy chồi gốc nhiều nhưng đọt non sẽ chết dần.
- Thiếu mangan: lá non xanh nhưng kém bóng, sau xuất hiện các vệt vàng thau nối tiếp nhau chạy dọc lá.
III. Bón phân
1. Lan con sau cấy mô
Sau khi lấy từ giá thể, 4 - 5 cây lan con cần được bó làm một bằng xơ dừa hoặc dớn. Tưới nước sạnh để giữ đủ ẩm. Giai đoạn này cây lan cần tăng trưởng thân lá và bộ rễ do đó cần dùng phân bón lá cao cấp 15-30-15 tưới xen kẽ với NPK - 30-10-10. Cứ 3 - 4 lần tưới 30-10-10 thì tưới 1 lần bằng 15-30-15. Cách tưới hòa 1 - 2 gam phân này trong 4 lít nước tưới định kỳ 2 3- 4 ngày/lần, tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Sau 3 - 4 tháng, lan con đã thành lan nhỡ cần tách riêng từng cây để trồng vào chậu với giá thể xơ dừa hoặc than củi.
2. Giai đoạn cây ra vườn đến trưởng thành
Tưới thúc định kỳ bằng cách hòa 1 - 2 gam phân NPK - 30-10-10 trong 4 lít nước, tưới định kỳ 4 - 5 ngày/lần. Cứ 3 - 4 lần tưới bằng phân NPK - 30-10-10 cần tưới 1 lần bằng NPK - 20-20-20 nhằm giúp lan tăng trưởng than lá và nảy chồi nhiều.
3. Lan trưởng thành
Lan đã trưởng thành cần dùng phân NPK 10- 30 - 10, NPK - 15-30-15, NPK - 20-20-20 với tuỳ theo từng thời kỳ. Nồng độ pha với tất cả các loại phân này từ 5 - 10 gam/4 lít nước để phun lên cả thân lá và rễ.
- Sau khi hoa tàn: dùng phân bón NPK -30-10-10 nhằm thúc cây tăng trưởng thân lá tốt.
- Trước khi ra hoa: dùng NPK - 15-30-15 hoặc NPK - 10-52-17 nhằm giúp cây tượng hoa tốt, hoa to, đẹp.- Khi hoa đã nở: tưới bằng phân NPK - 20-20-20 nhằm dưỡng hoa lâu tàn, màu sắc đẹp.
- Ngoài phân tinh khiết có thể dùng bánh dầu ngâm nước pha loãng để tưới cho lan (sử dụng cẩn thận vì dung dịch bánh dầu là môi trường tốt cho nấm bệnh phát sinh; nếu được nên trộn thêm thuốc trừ nấm). Ngâm 100 gam bánh dầu trong 2 lít nước, để cho hết mùi thối. Dùng 1 lít nước ngâm này pha với 4 lít nước sạch dùng tưới định kỳ 10 - 15 ngày/lần. Khi tưới phân bánh dầu cần ngưng tưới NPK.
39154-ntm.001750_kinh-nghiem-bon-phan-cho-cay-lan.pdf