Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1766 |
Tổng truy cập : | 565,351 |
Trồng trọt
Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan sau khi trổ hoa
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan sau trổ bông: theo dõi sự phát triển rễ mới, ánh sáng , nhiệt dộ thích hợp, bón phân, nước tưới, phòng bệnh
Cây lan cũng như một số cây trồng khác sau khi ra hoa thì cây sẽ mất nhiều dinh dưỡng cho sự ra hoa, do đó nếu bà con không chăm sóc kịp thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì cây sẽ bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến phát triển kém dễ bị sâu bệnh tấn công, nếu nặng có thể cây bị chết và sẽ không cho hoa lần sau. Nên sau khi cây lan trổ hoa, điều đầu tiên bà con trồng lan cần quan tâm là làm sao cho cây nhanh chóng phục hồi sinh trưởng phát triển trở lại. Đầu tiên bà con chúng ta cần quan sát:
- Dấu hiệu dễ quan sát nhất là sự phát triển rễ mới, làm sao cho rễ mới ra càng nhanh càng tốt. Rễ mới càng nhiều thì càng tạo điều kiện cho sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng dễ dàng, đưa cây lan mau chóng trở về trạng thái phục hồi tăng trưởng.
- Nếu bà con đem cây lan chưng vào chậu trong nhà thì chúng ta nên đưa cây lan ra ngoài vào một chỗ thoáng mát, có nắng sáng, tốt nhất là có ánh sáng tới 9 giờ sáng sau đó nên qua lưới che hay mái che. Nếu thấy chậu quá ẩm ướt thì phải để chậu khô ráo hẳn từ 1 đến 2 ngày mới tưới nước lại. Nên nhớ sau đó chỉ tưới nước, không được pha thêm phân vào nước tưới, chỉ tưới phân khi cây có dấu hiệu tăng trưởng trở lại tức là rễ mới bám vào chậu.
- Để cây nhanh chóng ra rễ mới, trong lần tưới nước đầu tiên nên pha thêm vitamin B1 … nồng độ 0,5cc/1lít nước hoặc atonik. Sau đó, tùy điều kiện nơi trồng mà tưới nước sao cho đảm bảo đủ nước mà không gây úng làm hư rễ.
- Thông thường vào mùa nắng tưới nước từ 01 đến 02 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Tưới phun sương hoặc cũng có thể tưới đẫm như mưa rào sao cho nước thấm vào toàn bộ chậu lan. Chỉ tưới nước lại khi thấy khô đáy chậu và rễ khô trắng bề mặt. Với lan hồ điệp không có giả hành dự trữ nước, có thể tưới nước 2-3 lần/ ngày, thậm chí có thể hơn nếu thời gian khô chậu quá nhanh.
- Mùa mưa thì sau khi tưới lan ta phải quan sát khi nào khô chậu mới tưới lại. Thời gian này tùy thuộc vào nơi trồng lan, có chỗ 2-3 ngày, có khi cả tuần, thậm chí cả tháng mới khô chậu. Riêng với những cây lan trồng trên cao, thời gian khô chậu có khi rất nhanh, do đó thời gian tưới lại gần hơn. Lưu ý rằng, việc cung cấp nước mỗi ngày mà không để ý khô chậu hay chưa sẽ làm cây lan dễ chết, vì lan dư nước sẽ không ra rễ mới được, độ ẩm trong chậu ngày càng tăng cao, nước dư làm úng, chết rễ.
- Trung bình bà con có thể pha thêm B1 phun 2 lần/1 tuần cho đến khi ra rễ mới. Sau đó cứ một tháng một lần mới cần pha thêm B1 vào nước tưới cho cây lan. Tuy nhiên, nếu thấy cây lan phát triển quá mềm yếu thì có thể tạm ngưng thuốc kích thích tăng trưởng. Nếu rễ đã bám chậu có thể dùng NPK nồng độ P, K cao hơn như là NPK 20 – 20 - 20 hay 15 – 30 - 15 hay 6 – 30 - 30 để phun tăng cường cho cây cứng cáp lại.
- Khi cây ra rễ mới bám vào chậu, thì ta có thể yên tâm tưới phân bình thường như những cây lan khác, có thể phun thêm một lần phân hữu cơ, phân cá... để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra bà con cần quan sát cây lan và thường xuyên phòng ngừa nấm bệnh để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
8455-ntm.001752_cham-soc-hoa-lan-sau-tro-hoa.pdf