Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 637
Tổng truy cập : 568,535

Chăn nuôi

Kinh nghiệm chọn lọc, chăm sóc lợn nái nuôi con

Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật người chăn nuôi lợn cần quan tâm và làm tốt để có được hiệu quả cao và ổn định trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ


Để có được hiệu quả cao và ổn định trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ, người chăn nuôi cần quan tâm và làm tốt một số công tác kỹ thuật như sau:

1. Về chọn lợn giống

Chọn lợn cái được sinh ra từ những lợn mẹ có năng suất cao, đẻ sai con, nuôi con khéo, có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng và xuất thân nơi không có dịch bệnh truyền nhiễm; đảm bảo đạt các tiêu trí thân dài, 4 chân chắc, dáng đi nhanh nhẹn, lông thưa, mắt sáng, có từ 12 vú trở lên, các vú nổi rõ cách đều nhau, không có vú kẹ, vú lép.

2. Về chuồng trại

- Chuồng nuôi cần đảm bảo yên tĩnh, khô, sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè.

- Lợn con sinh ra trong tuần đầu phải được nằm trong lồng úm có sàn gỗ hoặc dẻ mềm lót nền (diện tích ô chuồng úm trung bình từ 0,45 - 1,0 m2/ổ), trong chuồng có đèn hồng ngoại hoặc bóng điện tròn để sưởi ấm cho lợn; Nhiệt độ lồng úm đảm bảo tuần tuổi đầu duy trì khoảng 32 – 34 oC, tuần thứ 2 là 30 – 32 oC, tuần 3 là 28 – 30 oC; Độ ẩm thích hợp là 65 – 70%.

3. Về chăm sóc lợn nái nuôi con.

Lợn nái nuôi con cần được cung cấp dinh dưỡng cao để tiết sữa nuôi con, do đó cần chú ý:

- Điều chỉnh thức ăn hàng ngày để duy trì thể trọng cân đối của lợn nái giai đoạn chửa, đẻ (không gầy quá, không béo quá).

- Áp dụng cách hướng dẫn pha trộn thức ăn hỗn hợp đúng quy trình của nhà sản xuất cho từng giai đoạn để đạt hiệu quả cao nhất; Nếu không đủ dinh dưỡng cho lợn nái mang thai và nuôi con lợn nái dễ bị bại liệt, động dục sau cai sữa kéo dài, số lợn con sinh ra sau các lứa giảm…

4. Cố định đầu vú, cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt

Do những vú vùng ngực thư­ờng có sản l­ượng và chất l­ượng sữa tốt hơn các vú vùng bụng, nên khi cho bú lần đầu sau khi đỡ đẻ, ta chọn con nhỏ, con yếu cho bú các vú vùng ngực, con lớn, con khỏe cho bú vùng sau bụng.

Phải cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (chậm nhất 1 giờ sau khi đẻ), vì sữa đầu có dinh d­ưỡng cao hơn sữa thư­ờng, đặc biệt trong sữa đầu còn có các chất kháng thể Gama globulin mà trong sữa thư­ờng không có hoặc hàm lượng không đáng kể.

5. Tiêm sắt (dextran Fe) cho lợn con

Hàm lư­ợng sắt trong máu lợn con giảm nhanh sau khi sinh ra, trong khi hàm lượng sắt cung cấp từ sữa lợn mẹ quá thấp so với nhu cầu sinh trư­ởng của lợn con và chỉ đáp ứng từ 30 – 40%; Do vậy việc cung cấp thêm sắt cho lợn con thông qua tiêm sắt (Dextran Fe) cho lợn con lúc 3 và 10 ngày tuổi là cần thiết, liều lượng 1 ml/con/lần tiêm.

6. Tập và bổ sung thức ăn sớm cho lợn con

Tập và bổ sung thức ăn sớm có tác dụng bổ sung đ­ược phần dinh dưỡng mà sữa mẹ thiếu kể từ sau 3 tuần tiết sữa trở đi để lợn con sinh tr­ưởng bình th­ường. Việc tập ăn sớm cho lợn con bú sữa có ý nghĩa rất quan trọng, bổ sung thức ăn sớm có nhiều tác dụng cho cả lợn mẹ và lợn con trong quá trình nuôi dưỡng; Vừa có tác dụng bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt theo qui luật tiết sữa của lợn mẹ, làm giảm sự khai thác sữa mẹ, lợn mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con, sớm động dục lại sau cai sữa lợn con, tăng số lứa đẻ trong năm, vừa có tác dụng rèn luyện bộ máy tiêu hoá của lợn con sớm hoàn thiện, sớm quen với thức ăn công nghiệp, nên khi cai sữa, lợn con sinh trưởng phát triển bình thường, ít bị ỉa chảy và rối loạn tiêu hoá; Từ đó, người chăn nuôi có thể giảm chí phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế./.

29046-ntm.003013_kinh-nghiem-chon-loc-cham-soc-lon-nai-nuoi-con.pdf