Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 2508 |
Tổng truy cập : | 561,030 |
Trồng trọt
Kinh nghiệm trồng cà trong vụ đông
Chia sẻ kinh nghiệm trồng cà chua trong vụ đông: thời vụ trồng, chọn giống, chuẩn bị đất trồng, gieo ươm cây con và trồng, chăm sóc, bón phân cho cây.
1. Thời vụ trồng:
Người trồng có thể trồng cà được quanh năm (từ tháng 7- tháng 4 năm sau tùy theo các loại), vì giống cà (cà pháo, cà bát, cà dài) là cây rất ưa ánh sáng.
2. Chọn giống:
Bà con có thể trồng các giống cà địa phương có năng suất cao, kháng bệnh tốt. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể lựa chọn cà bát, cà pháo hay cà quả dài hoặc cũng có thể mua giống cà Thái từ các công ty cung ứng giống sẽ cho năng suất cao, giống sạch bệnh.
3. Đất trồng:
Cần đất có tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng, dễ thoát nước...tốt nhất nên chọn đất thịt nhẹ hoặc pha cát để phục vụ cho cây cà có bộ rễ khỏe, ăn sâu, tán rộng, lá nhiều. Trước khi trồng nên xử lý đất bằng cách cày lật, phơi ải và được xử lý nấm bệnh và tuyến trùng.
4. Gieo ươm cây con và trồng:
Đem ngâm hạt giống cùng nước ấm với nhiệt độ khoảng 540C trong thời gian 30 phút, vì hạt cà có vỏ dày nên tiếp tục ngâm nước sạch 1 ngày đêm để hạt hút no nước rồi mới đem gieo. Nếu có điều kiện thì bà con nên làm vườn ươm có bón lót phân chuồng mục và NPK để gieo cây cà giống rồi mới nhổ cây con trồng ra ruộng sản xuất. Lượng hạt gieo 2 - 3g/m2 (150-180g/sào BB).
Khi cây có 1-2 lá thật, bà con tỉa bỏ cây xấu và chỉ giữ lại khoảng cách 2 - 3cm/cây. Tiến hành tỉa lần 2 khi cây cao 5 - 6cm và giữ lại khoảng cách 5 - 6cm/cây. Sau đó xử lý nấm bệnh gây chết thắt thân hoặc thối rễ cây con, sau 2 ngày nữa thì tưới thúc phân hữu cơ pha loãng hoặc NPK với lượng 50-100g/thùng 20lít. Khi cây giống được 20-30 ngày tuổi thì nhổ đem trồng.
Trước khi nhổ khoảng 4 -5 ngày, bà con cần ngừng tưới nước để huấn luyện cây con, sau đó rồi tưới đẫm và nhổ cây. Trước khi trồng, để cây không bị nấm bệnh xâm hại rễ nên nhúng rễ các cây con vào dung dịch thuốc trừ nấm đã pha. Lượng còn lại dùng để xử lý đất trồng.
Cần cày sâu, bừa kĩ đất trồng cà, lên luống cao 25-30cm, rộng 1,4-1,5m. Bố trí luống trồng thành hai hàng theo kiểu nanh sấu. Tùy theo các loại cà khác nhau mà bố trí mật độ sao cho phù hợp.
5. Chăm sóc, bón phân:
Khâu then chốt để nâng cao hiệu quả khi trồng chính là chăm sóc cho cây đạt tiêu chuẩn khỏe mạnh, giữ cho cây vừa bền lại sai quả. Đặc biệt, cần cân đối chế độ dinh dưỡng và hệ vi sinh vật trong đất trồng cà. Bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học hay chế phẩm nấm đối kháng, cộng sinh cùng với phân chuồng để bổ sung vào luống đất trồng trong các giai đoạn (lót, thúc định kì). Ngoài ra, cũng có thể dùng thêm lượng phân lót hay thúc vừa phải cho cây cà, không lạm dụng phân quá nhiều sẽ làm giảm sự sinh trưởng của cây.
Phòng trừ sâu bệnh: Cần áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, ưu tiên các loại thuốc trừ sâu bệnh sinh học để phòng trừ nhất là khi cây đang ra hoa, thu quả để đảm bảo an toàn cho sản phẩm.
Tưới nước: Thường xuyên dưỡng ẩm cho cây cà, nếu không cây sẽ ít hoa, dễ bị rụng hoa, quả... cũng không nên để cà quá hạn rồi mới tưới nước, vì các vi sinh vật gây bệnh sẽ lợi dụng thời cơ khi rễ bị đứt xâm nhập làm thối hỏng. Vun gốc để thúc rễ phát triển và giữ ẩm cho gốc cà, dùng cọc chống cho cây không bị đổ.
Tỉa cành, lá: khi cà có 7- 9 lá bắt đầu ra quả, bà con nên vặt bỏ những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất. Ngoài ra, cũng cần vặt bỏ bớt các lá già, lá mọc chen chúc trong tán, sẽ giúp hạn chế sâu bệnh cho cây. Nông dân có thể để từ 2- 3 cành/cây (tùy theo loại cà)
10026-ntm.002841_kinh-nghiem-trong-ca-trong-vu-dong-da-chuyen-doi.pdf