Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 2520 |
Tổng truy cập : | 561,139 |
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
Kỹ năng tự vệ cần thiết khi bị chó dữ tấn công
Bài viết hướng dẫn những kỹ năng cần thiết để trẻ nhỏ tự vệ khi bị chó dữ tấn công: không được bỏ chạy, không nhìn thẳng vào mắt chó, không đánh vào đầu chó, bảo vệ vùng quan trọng trên cơ thể, tránh xa và đề phòng chó dữ
Chó là loài vật nuôi được cho là trung thành với chủ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có không ít những sự việc đau lòng, thương tâm khi loài vật nuôi này tấn công con người, tấn công chính chủ nhân của nó, nguy hại hơn là đối với trẻ em.
Mặc dù được nuôi dạy, trông giữ rất cẩn thận nhưng đôi khi chúng vẫn thể hiện đúng bản chất hoang dã của mình, tấn công các loài vật khác, thậm chí là con người hay chính chủ nhân của nó. Vì vậy, dạy trẻ cách ứng phó với sự tấn công của loài thú nuôi này là vô cùng cần thiết đối với các bậc cha mẹ.
1. Không được bỏ chạy
Nếu không may bị chó dữ tấn công, cha mẹ cần dạy con bình bĩnh, tuyệt đối không được bỏ chạy vì bản năng của chó là săn mồi. Việc trẻ bỏ chạy hay việc trẻ tấn công trở lại càng khiến con vật hăng máu hơn, tấn công mạnh hơn. Đứng im, hai tay buông thõng như một cái cây khi bị chó tấn công là bài học đầu tiên cha mẹ cần dạy con để đối phó với loài thú dữ này.
2. Không nhìn thẳng vào mắt chó
Bởi nhìn vào mắt chó, trẻ sẽ càng trở nên sợ hãi, hoảng loạn, còn con chó sẽ cảm thấy bị khiêu khích, cơn “tức giận” sẽ càng bùng phát. Trẻ chỉ cần quát to, dõng dạc, rõ: “chó” hoặc “ra ngay”... Việc quát to khiến con vật sẽ “chùn lại”, ngoài ra, còn giúp người khác nghe thấy để đến ứng cứu trẻ kịp thời.
3. Không đánh vào đầu chó
Trong trường hợp đứng im, quát to rồi mà chó vẫn lao tới thì trẻ cần biết nhanh tay lấy một vũ khí nào đó quanh mình như gậy hoặc giầy dép, đất đá hoặc chân để đối phó.
Cha mẹ nhớ dạy con không đánh vào đầu chó, vì xương đầu của loài vật này rất cứng. Chỉ nhè vào cổ họng, mắt mũi để gây choáng. Nếu kịp xoay sở, thì để cho chó đớp vào một thứ gì đó trên người như khăn, áo rồi từ từ buông những vật đó ra và bỏ chạy thoát thân. Cha mẹ cần nhớ kĩ điều này, vì khi con vật có một thứ đồ khác, nó sẽ mất tập trung và thời gian đó đủ để con bạn chạy thoát.
4. Bảo vệ vùng quan trọng trên cơ thể
Chẳng may bị chó tấn công, phải biết bảo vệ những vùng quan trọng như mặt, cổ, đầu. Tránh la hét hay lăn lộn, vì như vậy sẽ làm con vật hăng máu hơn. Khi bị chó đớp vào tay hay vào chân, đừng giằng xé sẽ làm cho vết thương bị rách toạc to hơn. Hãy gắng chịu đau để dùng những bộ phận khác tấn công vào mắt, mũi của con vật.
5. Tránh xa và đề phòng chó dữ
Cuối cùng là dạy trẻ tránh xa loài vật này, kể cả chó lạ hay chó nuôi trong gia đình. Không được trêu chó lạ, đặc biệt chó bị nhốt, bị xích, không đến gần con vật này lúc nó đang ăn và cho con bú, tuyệt đối không kéo tai, kéo đuôi chó vì chó sẽ ngay lập tức quay lại cắn người. Nhiều đứa trẻ rất thích trò cưỡi con vật, cha mẹ cần dạy con đó là trò chơi rất nguy hiểm, nhất là với con chó.
39418-ntm.002001_ky-nang-tu-ve-khi-cho-du-tan-cong.pdf
- Loại thực phẩm màu đen giảm cân nhanh, đốt cháy mỡ thừa cực đỉnh (17/10)
- Top 7 trái cây giàu enzyme tiêu hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe đường ruột (17/10)
- Lưu ý với những người bị huyết áp cao (17/10)
- Cách tốt nhất để ăn dưa hấu có thể khiến bạn ngạc nhiên (17/10)
- Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (17/10)
- Một số công thức dưỡng da từ quả bơ (17/10)