Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 584
Tổng truy cập : 563,007

Trồng trọt

Kỹ thuật canh tác cây đậu phộng

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác cây đậu phộng gồm các bước: chuẩn bị giống, thời vụ, cách gieo hạt, cách bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản, luân canh,...


1. Giống:

Một số giống đậu phổ biến như sau: - Đậu giấy (Đồng Nai, Sông Bé, Biên Hòa): vỏ mỏng, hạt chắc, trái sai, hàm lượng dầu cao (17%). Tỷ lệ hạt trên trái khoảng 78%, năng suất bình quân 2,7 tấn/ha.

Đậu Li (Tây Ninh): vỏ mỏng, nhẵn (không gân), năng suất 2,5 tấn/ha.

Đậu mỏ két (Đồng nai, Sông Bé, Tây Ninh): trái có mỏ rõ rệt năng suất bình quân 2,4 tấn/ha.

Đậu Ráng (Đồng nai, Long An): năng suất 2,4 tấn/ha.

2. Thời vụ

Vụ Đông Xuân (chính vụ) gieo tháng 11-12 thu hoạch tháng 2-3

Vụ Hè Thu gieo tháng 4-6 thu hoạch tháng 7-8

Vụ Thu Đông gieo tháng 7-8 thu hoạch tháng 10-11 đậu trồng ở vụ này phải cày bừa, lên liếp kỹ, giữa các liếp có rãnh thoát nước.

3. Cách gieo hạt

Khi gieo cần chọn hạt tốt già to và chắc đồng đều nhau. Xử lý hạt trước khi gieo bằng thuốc chống nấm.

 Nên trồng dày vừa phải để giữ được độ ẩm của đất thì mới cho năng suất cao.

Mật độ 30-40 cm giữa hai hàng và 10-12 cm trên hàng tức là khoảng 20-25 cây /1 m2, gieo hạt 2-3 hạt/hốc, lượng hạt giống cần để gieo trên 1 ha là 100-150 kg

Bề sâu gieo:

+ Nếu trồng mùa nắng hạn, đất nhẹ gieo sâu 5cm

+ Nếu trồng mùa mưa ẩm ướt, đất nặng gieo sâu 3 cm

4. Cách bón phân

Bón vôi: 

Ở những nơi trồng đậu phộng thâm canh thường rãi vôi cho đất trước khi cày bừa, vừa làm bớt độ chua của đất vửa để tạo vỏ hạt được chắc và để phòng ngừa mối và kiến trong đất. Bón ít nhất nửa tháng trước khi trồng và 2-3 năm mới bón 1 lần.

Bón từ 2-3 tấn phân chuồng hoặc phân rác mục thật hoai kết hợp với phân hóa học.

Tùy theo điều kiện đất đai ở từng nơi mà áp dụng bón phân cho thích hợp. Có thể áp dụng công thức phân 25-60-60 /ha.

Thời kỳ bón:

Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và kali, 50% lân, 1/3 phân N kết hợp với thuốc trừ kiến và mối. Phân N còn lại chia ra làm hai lần bón:

- Lần 1: 10-15 ngày sau khi gieo

- Lần 2: 25-30 ngày sau khi gieo

- 50% lượng P còn lại sẽ được bón thời điểm cây ra hoa sẽ làm tăng năng

suất cao (dùng supper lân để bón).

5. Chăm sóc

Trồng dặm: thông thường 3-5 ngày sau khi gieo.

Làm cỏ: phải giữ ruộng đậu sạch cỏ trong vòng 30 ngày đầu. Do đó làm cỏ vào ngày thứ 15-30 ngày sau khi gieo.

Vun gốc: khi cây trổ hoa thì bắt đầu xới gốc cho kỹ và vun gốc cao.

Tưới nước:

+ Nếu sau khi gieo thiếu nước hạt không nẩy mầm được.

+ Thời kỳ trổ hoa thiếu nước hoa sẽ nở kém và rụng nhiều.

+ Thiếu nước trong giai đoạn kết trái hạt sẽ bị lép.

Nên áp dụng biện pháp tưới phun mưa quanh gốc là tốt nhất.

Đối với đất cát hay thịt pha cát, số lượng nước tưới từ 10-12 mm mỗi giờ và mỗi lần tưới từ 16-40 mm nước. Nếu đất bị đóng váng nhiều thì tưới ít hơn khoảng 10 mm mỗi giờ.

Trước khi thu hoạch, phải giảm bớt lượng nước tưới thích hợp cho từng giống.

6. Phòng trừ sâu bệnh

6.1. Bệnh

Bệnh đốm lá: lá có đốm nâu hoặc đốm đen dạng tròn, bệnh lan ra cả thân và thư đài, đôi khi co vằn vàng, bệnh làm là rụng, sớm, do đó quang hợp bị kém đi làm giảm năng suất rất nhiều, bệnh rất khó trị, có thể trị bằng validacine 20% hoặc Copper B 40g cho bình 8 lít.

Bệnh héo cây con: bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con (2 tuần tuổi). Cây bị héo, quans át ngay gốc cây chết thấy có khuẩn ty màu trắng, sau đó trở thành cương hạch tròn màu trắng rồi nâu. Trị bằng kitazin 50 EC phun với nồng độ 0,1% .

6.2. Sâu

Sâu đất: sâu làm nhộng dưới đất. Muốn phòng trị sâu này phải rãi thuốc hạt vào đất một hai tuần lễ trước khi gieo hạt.

7. Thu hoạch

Khi thấy là trổ màu nên nhổ thử một vài buội để quan sát, nếu thấy 2/3 số trái đã già thì nên thu hoạch.

Tiêu chuẩn trái già là khi bóc vỏ, thấy màng nhện phía trong của vỏ có màu hơi nâu, hột to tròn nặng, vỏ hạt có màu đặc trưng của giống (hay khi lắc trái nghe tiếng kêu bên trong).

8. Bảo quản

Cần trữ đậu nơi khô ráo, thoáng khí nhưng kín đừng để chuột bọ cắn phá.

Quá trình bảo quản cần phải đảm bảo các điều kiện cơ bản sau đây:

- Hàm lượng nước trong hạt không được quá 80%

-  Bao bì chứa đậu phải kê cao, không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hoặc sàn xi măng. Kho luôn kín, thoáng, khô, sạch.

- Trong sản xuất nhỏ, đậu có không nhiều nên cất giữ trong lu, trong hũ rất tốt. Nếu sản xuất lớn phải cất nhà kho chuyên biệt, thích nghi.

9. Luân canh 

Không nên trồng đậu liên tiếp qua nhiều mùa trên cùng 1 mảnh đất sẽ làm giảm năng suất, vì các nấm bệnh lưu tồn trong đất qua nhiều vụ sẽ gây thiệt hại lớn. Do đó, phải áp dụng biện pháp luân canh với cây trồng khác.

Không nên luân canh đậu phộng với các loại đậu, khoai làng, cà ớt và họ    Solanaceae, một số loại rau cải để tránh bệnh tràn lan vì:

+ Các bào tử đốm lá, rỉ, sẽ sống sót, sinh sôi nảy nở ở các lá, cành, đậu phộng khô và thâm nhập vào các mùa kế tiếp.     

+ Các vi khuẩn làm héo tươi các nấm phá hại cà chua, cà tím như Rhizoctonia, Pythium, Fusarium đều có thể gây bệnh thối cây thối cành ở gốc rễ,...

Không nên trồng đậu phộng ở đất mới khai phá vì đậu phộng chỉ hấp thụ tốt các phân bón các dưỡng liệu còn dư thừa ở mùa trước.

 


8543-ntm.01016_canh-tac-cay-dau-phong.pdf