Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 611
Tổng truy cập : 563,070

Trồng trọt

Kỹ thuật canh tác ngô

Hướng dẫn kỹ thuật canh tác ngô: sửa soạn đất, luân canh, thời vụ, chọn giống trồng, gieo và xử lý giống, mật độ, phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh


1. Sửa soạn đất

Cây ngô mọc được trên nhiều loại đất:đất thịt hay đất pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng sâu và giữ nước tốt. Đất có pH từ 5,5-7.

Cấy đất sâu 15-20cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát triển.

Làm sạch cỏ và ngăn được cỏ dại.

Tiêu diệt côn trùng phá hại tiềm ẩn trong đất.

Tạo độ xốp trong đất đủ thoáng để vi sinh vật hoạt động hữu hiệu và rễ dễ hô hấp.

2. Luân canh

Xen canh với cây họ đậu và những hoa màu khác như bí, dưa leo,... Khoảng cách trồng ngô khi xen canh thường là 1-1,2 m hoặc 2m (mật độ 25.000-50.000 cây/ha).

3. Thời vụ

- Vụ Xuân (gieo tháng 1-2 dương lịch) là chính vụ và cho năng suất cao.

- Vụ Thu (gieo tháng 7-8 dl) thường chỉ trồng ở đất ven sông, khi nước rút.

- Vụ Đông Xuân (gieo tháng 10-11 dl, sau vụ mùa) cũng là vụ chính nhưng cần trồng những giống ngắn ngày, để kịp thu hoạch trồng lúa xuân.

4. Chọn giống trồng

Trồng lấy thân, lá chăn nuôi: chọn giống có thân mềm, nhiều nước, tăng trưởng nhanh và cho sản lượng vi sinh vật cao.

Trồng lấy trái ăn tươi: nhóm ngô ngọt (Pajimaka, sinh trưởng 77-85 ngày, năng suất 2,5-3,0 tấn/ha) và nhóm ngô nếp (ngô Nù, sinh trưởng 70-75 ngày, năng suất 1-2 tấn/ha).

Trồng lấy hột để chăn nuôi hay chế biến: chọn nhóm ngô đá, Răng ngựa, Nửa răng ngựa hay ngô Sữa.

Chọn những tái to, không sâu bệnh.

ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ 

Giống

Nguồn gốc

Loại

Nhóm

Chu kỳ sinh trưởng (ngày)

Năng suất (t/ha)

DK -888

Hoa kỳ

Lai đơn

Răng ngựa

95-105

7-9

Pacific-11

Anh

Lai kép

Nữa R.ngựa

90-95

6,5-8

Bioseed-9670

Hoa kỳ

Lai kép

90-95

6-7

TSB-1 (Suwan)

Thái Lan

TPTD

nt

87-93

4-5

Thái sớm HH

nt

nt

nt

75-85

3-5

Guat.Golden

nt

nt

Nt

90-95

2,5-3,5

MTB-1

ĐHC. Thơ

nt

Ngô sữa

85-92

3-4

Việt Nam

nt

Nếp

70-75

1-2,5

 Ghi chú: TPTD= giống thụ phấn tự do

5. Gieo và xử lý giống

5.1. Xử lý: 

Xử lý hột với thuốc sát khuẩn như: Arasan, Captan hoặc Dithane M-45 với nồng độ 2-3% để diệt và ngừa nấm tấn công cây cao. Hột xử lý xong thường được gieo khô.

5.2. Cách gieo: tùy sa cấu đất có thể gieo sâu từ 3-10cm.Có 2 cách gieo:

Gieo theo hốc: mỗi hốc trồng 2-4 cây, gieo 3-5 hột. Tốt nhất 2 cây/hốc.

Gieo theo hàng: Mỗi hộc 1 cây (dùng máy xới hay trâu bò rạch hàng và sau đó rắc hột).

6. Mật độ

- 71.000 cây/ha (70 x 20cm) đối với giống thấp cây (<2m) và ngắn ngày (sinh trưởng <80 ngày) vào mùa nắng và 57.000 cây/ha (70x25cm) vào mùa mưa.

- 57.000 cây/ha (70 x 25cm) đối với giống cao cây (>2m) và trung ngày (sinh trưởng > 80 ngày) vào mùa nắng và 47.000 cây/ha (70x30cm) vào mùa mưa.

Khi trồng ngô làm thức ăn xanh cho gia súc, thường trồng mật độ dày hơn từ 80-100.000 cây/ha.

7. Phân bón

7.1. Lượng phân: Phân chuồng: 10-20 tấn/ha, phân hóa học từ 100-180 kgN = 90-120 kg P2O5 = 40-60 kg K2O/ha (vùng ĐBSCL). Ở đất kém màu mỡ cần bón nhiều phân hơn.

7.2. Cách bón: 

- Phân chuồng, P (vì tác dụng chậm và K được bón lót và rãi đều ttrên đất trước khi gieo.

- Phân N: bón N thay đổi theo thời vụ trồng.

* Vụ Hè – Thu: bón lần 1 (1/3N) vào lúc gieo hột; lần 2 (1/3N) bón thúc lúc 30 ngày sau khi gieo và lần 3 (1/3N) thúc vào 50 ngày sau khi gieo (lúc trổ). Lượng N cung cấp trong giai đoạn sau giúp kéo dài tuổi thọ lá, kéo dài thời gian tạo hột và làm đầy hột.

* Vụ Đông – Xuân: Bón 2 lần. Khi gieo hột (lót ½ N) và bón thúc giữa hàng khi cây ngô được 5-9 lá (15-30 ngày sau khi gieo) để kích thích sự phát triển của mầm hoa.

8. Chăm sóc:

Tỉa dặm: 4-6 ngày sau khi gieo phải gieo dặm những nơi mọc thiếu. Sau đó nhổ bỏ những cây mọc yếu, chưa đúng số cây/hốc đã định khi cây được 3-4 lá (12-15 ngày sau khi gieo).

Diệt cỏ: làm cỏ bằng tay kết hợp vun gốc với diệt cỏ. Có thể dùng hóa chất diệt cỏ như Atrazine (tiền nẩy mầm, 3kg ai/ha); 2-4D (0,5-2 kg ai/ha); Basta (hậu nẩy mầm , 2,5-3 lít). Khi dùng thuốc diệt cỏ có thể pha thêm 7-8% (NH4)2SO4 hoặc 10% KCl sẽ làm tăng hiệu quả.

Tưới tiêu: ngô cần nhiều nước trong giai đoạn nẩy mầm và trổ bông (10 ngày trước khi trổ đến 20 ngày sau khi trổ). Ẩm độ đất luôn đảm bảo ở 80%. Trong mùa nắng, cần tưới theo rảnh hoặc tưới ngập cách 4-7 ngày/lần khi ngô trổ.

9. Sâu bệnh trên ngô

9.1. Côn trùng phá hại

9.1.1.  Những loại sống dưới đất:

Chỉ ngừa bằng cách sửa soạn đất kỷ lưỡng, vệ sinh đồng ruộng và khử đất bằng các loại thuốc hột hay bột.

Sùng trắng: cắn phá rễ và làm cây kiệt sức.

Sùng bửa củi: Thường cắn phá hột  mới gieo và rễ. Sau đó, đục khoét phần gốc thân làm cây chết. Phá hoại trong cây con (<40cm).

9.1.2. Loại sống trên không: 

Thường cắn phá thân, lá, cờ và trái. Dùng thuốc trừ sâu xịt hoặc thuốc hạt rắc lên đọt cây từ 3-5 hạt/cây (Furadan, Basudin). Các loại phá hoại gồm có: sâu ăn tạp, sâu đục thân, sâu đục trái, Rầy mềm.

9.1.3. Bệnh

Bệnh đốm lá: lá ngô bị đốm hính mắt én dài 0,5-0,8 cm hoặc các đốm hình bầu dục nhỏ hay lá bị cháy thành vệt dài từ 5-8cm. Bệnh làm cây phát triển kém, giảm năng suất. Trị bệnh bằng Maneb, Zineb hay Copper-zinc,...

Bệnh đốm vằn: bẹ lá bị nấm bệnh tấn công thành những vết loang màu hồng lợt đến xám nâu, sau đó thân bi cháy nâu đen, cây héo, gãy ngang và chết. Ở trái, hột bị thối. Trị bằng kitazin, Anvil, Rovral (2-3%), xịt 3-7 ngày/lần lúc vừa phát hiện bệnh 9trong 2-3 lần).

Bệnh rĩ: trên phiến lá có những u nhỏ màu vàng sau đó có màu nâu sậm như rĩ sét. Trị bằng Zineb, Maneb, CuO, Copper-zinc.

10. Thu hoạch và tồn trữ

10.1. Thu hoạch:

Khi vỏ trái từ xanh chuyển sang vàng, râu băp khô đen, thân là vàng và khô dần. Khi đó ẩm độ hột sẽ giảm còn 35-405 (ngoại trừ ngô ngọt). Trái được cột phơi ở 1 giàn gỗ hoặc phơi trên sân trong 2-3 ngày đến khi ẩm độ còn 15-17% mới lãy hột.Hột sau khi lãy tiếp tục phới hay sấy đến khi ẩm độ hột còn 12-14% mới được tồn trữ. Trong mùa nắng phoi từ 2-3 ngày nắng, trong mùa mưa ẩm chỉ sấy khô mới có thể bảo quản được.

10.2. Tồn trữ:

Trong điều kiện giữ giống ít, có thể tồn trữ nguyên trái nhưng trái phải có độ ẩm < 15%. Hột giống cũng thường được trộn với các loại thuốc sát trùng như Basudin –10H hay Furadan – 3H để ngừa mọt phá hại.

 


65932-ntm.01008_ky-thuat-canh-tac-ngo.pdf