Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1702
Tổng truy cập : 559,334

Chăn nuôi

Kỹ thuật chăm sóc lợn nái cái sinh sản trong điều kiện thời tiết rét

Thời tiết mùa đông trời lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Nhiệt độ thấp và ẩm độ thấp làm chuồng nuôi khô và lạnh, lợn mất nhiều năng lượng chống rét. Chia sẻ một số biện pháp kỹ thuật bà con cần thực hiện tốt để chủ động phòng chống rét bảo vệ an toàn đối với lợn cái sinh sản.


Thời tiết mùa đông trời lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Nhiệt độ thấp và ẩm độ thấp làm chuồng nuôi khô và lạnh, lợn mất nhiều năng lượng chống rét. Điều kiện lạnh giá thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loại mầm bệnh và sức đề kháng của đàn lợn giảm nên rất dễ mắc các bệnh như: Dịch tả, viêm phổi, tiêu chảy P. E. D… nhất là với lợn cái sinh sản đẻ và nuôi con, lợn nhỏ sau cai sữa, bệnh nặng có khi chết lợn, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

1. Chuồng trại: Giữ nền chuồng khô ráo, có đệm lót bằng vật liệu cách nhiệt (tốt nhất là sàn gỗ, ván…) cho lợn con theo mẹ, lợn cai sữa. Với lợn con mới đẻ phải có lồng úm và thắp bóng đèn hồng ngoại sưởi ấm từ bên trong từ 33 – 350C, lợn đến 4 tuần tuổi từ 28 - 320C. Ngoài ra, dùng bóng đèn sưởi hoặc lò sưởi ấm cho toàn không gian chuồng nuôi đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ chuồng nuôi và chuồng úm không quá 100C tránh gây "sốc nhiệt" cho lợn con khi ra khỏi lồng úm bú sữa mẹ. Dùng bạt che kín xung quanh chuồng nuôi hướng Bắc che kín để tránh gió lùa, các hướng còn lại để hở thấp bạt từ phía trên xuống 30 - 40cm để thoát khí ra ngoài, điều chỉnh độ cao của bạt sao cho gió chỉ thổi phía trên, khu vực độ cao 1,2 - 1,5m từ nền chuồng không được để gió lùa.

Chuồng nuôi hàng ngày vệ sinh sạch sẽ, không để đọng phân, nước thải trong chuồng. Không cọ rửa chuồng trong thời gian lợn con bú mẹ và những ngày có nhiệt độ dưới 15 độ C, giữ để tránh độ ẩm cao gây bệnh hô hấp và tiêu chảy, độ ẩm chuồng nuôi phù hợp là từ 60 - 75%.

2. Chăm sóc nuôi dưỡng: Với lợn cái nuôi con dùng thức ăn chất lượng tốt, cho ăn đầy đủ khẩu phần, điều chỉnh hợp lý trong suốt quá trình nuôi con và cai sữa theo đúng kỹ thuật. Cung cấp cho lợn đầy đủ nước sạch để tăng khả năng thu nhận thức ăn và tạo sữa nuôi con. Tăng khẩu phần ăn hàng ngày thêm từ 10 - 15% để chống rét.

3. Vệ sinh thú y: Hàng ngày, vệ sinh chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi: máng ăn, máng uống, máng tập ăn, không để thức ăn tồn đọng lâu. Phun sát trùng định kỳ 1 lần/tuần bằng các loại hóa chất như: Virkon, Han - iodine, Benkocid, vôi bột… giữ chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ, không để tồn đọng phân, nước thải, nước rửa chuồng. Có hố sát trùng ở các lối ra vào và đầu chuồng nuôi lợn cái sinh sản. Thực hiện tiêm chống viêm, thụt rửa tử cung cho lợn đẻ: Bấm nanh, cắt đuôi, nhỏ thuốc phòng bệnh tiêu chảy do cầu trùng, tiêm sắt… cho lợn con, làm tốt công tác hộ lý cho lợn cái và lợn con trong và sau khi đẻ. Tiêm phòng mới và tiêm bổ sung các loại vac - xin cho lợn cái đẻ và lợn con theo mẹ như: Dịch tả, tai xanh, khô thai, suyễn, tụ dấu…

Theo dõi, phát hiện sớm các lợn bệnh: sốt, tiêu chảy, khó thở… ở lợn cái và đặc biệt là ở lợn con để có biện pháp xử lý kịp thời.

1845-ntm.003008_ky-thuat-cham-soc-lon-nai-cai-sinh-san-trong-dieu-kien-thoi-tiet-ret.pdf

 


Nguyễn Văn Điền - Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ