Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 412 |
Tổng truy cập : | 562,491 |
Chăn nuôi
Kỹ thuật chăm sóc lợn nái đen sinh sản
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc về dinh dưỡng, chuồng trại, vệ sinh và phòng dịch cho lợn nái đen các giai đoạn: khi lợn nái chửa, lợn nái đẻ, lợn nái nuôi con
1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái chửa:
Sau 21 ngày, nếu lợn nái không có biểu hiện động dục lại thì lợn đã đậu thai. Chu kỳ mang thai của lợn chia làm 02 giai đoạn:
Chửa kỳ 1: (Phối giống đến chửa được 84 ngày)
Chửa kỳ 2: (Từ ngày chửa thứ 85 – ngày đẻ 114 ngày)
- Nhốt 1 con/1 ô chuồng.
Lượng thức ăn cho lợn nái chửa
Giai đoạn |
Lượng thức ăn tinh đã phối trộn (kg) |
Thức ăn thô xanh (kg) |
Số bữa ăn/ngày |
|
Chửa kỳ 1 |
0,5 – 0,6 kg |
2 – 3 kg |
2 |
|
Chửa kỳ 2 |
0,8 - 1,0 kg |
1,5 – 2 kg |
2 |
|
* Có thể sử dụng cám gạo, bột bắp hoặc bột sắn... trộn với cám đậm đặc tlợn công thức trên bao bì.
Một số lưu ý khi nuôi lợn nái chửa
Một số loại thức ăn không nên dùng: Bã rượu, lá đu đủ. Cho ăn đúng quy định: Cho ăn quá nhiều làm lợn quá béo, tỷ lệ chết phôi cao, khó đẻ, thiếu sữa nuôi con (Mỡ đè tuyến sữa); cũng không nên cho ăn thiếu: Lợn nái gầy, sức đề kháng bệnh kém, không đủ sữa nuôi con, lợn con còi cọc, lâu động dục trở lại sau cai sữa.
Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh thân thể cho lợn nái sạch sẽ; đưa lợn nái sang chuồng đẻ và nuôi con.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng Bencocid (1 lần tuần nếu không có dịch, 02 lần /tuần, nếu nguy cơ có dịch).
2. Kỹ thuật nuôi lợn nái đẻ, lợn nái nuôi con
2.1. Lợn nái đẻ:
Chuẩn bị chuồng đẻ: Tẩy rửa vệ sinh chuồng, khử trùng bằng nước vôi, chất khử trùng, dùng lá chuối, rẻ khô, sạch để lót ổ đẻ cho lợn.
Vệ sinh lợn nái: Cần tắm (mùa hè) và lau rửa cho mẹ (mùa đông). Lau sạch âm hộ, bầu vú.
Chuẩn bị ổ sưởi cho lợn con: Cần có ổ sưởi cho lợn con, có thể là bóng điện, bếp củi, trấu...
Chuẩn bị dụng cụ: Panh, kéo, kìm bấm nanh, cồn iodine. Vải màn, khăn sạch để lau lợn con, thuốc oxitocin, kim tiêm. Cân để cân kiểm tra khối lượng sơ sinh.
Cắt rốn, dùng tay vuốt ngược máu vào cuống rốn, dùng chỉ thắt và cắt cách cuống rốn 3-4 cm, sát trùng bằng cồn Iodine.
Bấm nanh: dùng kìm hoặc bấm móng tay bấm hết 8 răng nanh.
- Can thiệp khi lợnmẹ đẻ khó: Tiêm oxitoxin tlợn hướng dẫn của Thú y.
Khi lợn mẹ đẻ xong: Vệ sinh chuồng trại, thay đệm lót mới, đếm số lợn con, chú ý trực nhặt hết nhau thai ra, cho lợn con bú sữa đầu.
Chú ý: Trường hợp lợn mẹ đẻ được vài con sau đó lâu đẻ các con tiếp tlợn hoặc trường hợp đẻ hết con nhưng lâu ra nhau thai thì nên cho lợn con vào bú mẹ để kích thích đẻ nhanh và kích thích ra nhau sớm.
2.2. Lợn nái nuôi con
Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con
Giai đoạn |
Lượng thức ăn đã phối trộn (kg) |
Thức ăn thô xanh (kg) |
Số bữa ăn/ngày |
Ngày cắn ổ đẻ |
0,3 – 0,5 |
0 |
2 |
Sau đẻ 1 ngày |
0,5 |
1 |
3 |
Sau đẻ 2 ngày |
0,8 |
1 |
3 |
Sau đẻ 3 ngày |
1,0 |
1 |
3 |
Sau đẻ 4 - 7ngày |
1,2 |
1 |
2 - 3 |
Từ ngày thứ 8 trở đi |
Cho ăn tự do tlợn khả năng của lợn mẹ |
* Có thể sử dụng cám gạo, bột bắp hoặc bột sắn... trộn với cám đậm đặc tlợn công thức trên bao bì.
Chăm sóc lợn mẹ
Quan sát phát hiện những bất thường để điều chỉnh: lợnmẹ sốt, bỏ ăn, viêm vú...
Xử lý viêm vú: Dùng vải mềm sạch tẩm nước nóng xoa bóp bầu vú, nặn bỏ bớt sữa để vú bớt căng. Tiêm kháng sinh.
- Cho lợn con uống đường gluco 30% (2-3 lần/ngày; mỗi lần 10 ml/con).
- Tiêm Dextran Fe cho lợn con (lúc 03 và 10 ngày tuổi) 1ml/lần
- Tiêm phòng định kỳ các loại vacxin cho lợn con sau khi đẻ từ 10-14 ngày.
40856-ntm.001943_ky-thuat-cham-soc-lon-nai-den-sinh-san.pdf