Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1864 |
Tổng truy cập : | 559,957 |
Chăn nuôi
Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ sinh sản
Giới thiệu quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ giai đoạn sinh sản cần lưu ý: giai đoạn hậu bị và phối giống, giai đoạn thỏ đẻ và nuôi con, vệ sinh phòng trị bệnh
Thỏ là loài có sức đề kháng kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch, đặc biệt là thỏ sinh sản. Để nuôi thỏ đạt hiệu quả cần chú ý kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ trong giai đoạn sinh sản.
1. Giai đoạn hậu bị và phối giống
Khi thỏ đực 7 tháng tuổi, trọng lượng trên 3 kg, thỏ cái 5 tháng tuổi, trọng lượng 2,8 – 3 kg, tiến hành cho ghép đôi phối giống.
Thỏ sinh sản lần đầu thường ít có biểu hiện động dục ra bên ngoài, thường dựa vào tháng tuổi của thỏ để cho phối giống. Thỏ sinh sản qua lứa đầu, khi kiểm tra thấy niêm mạc âm hộ thỏ cái sưng, mẩy và có màu đỏ là thỏ có biểu hiện động dục.
Nên phối giống cho thỏ vào sáng sớm; thường phối lại lần thứ 2 sau lần thứ nhất 6 tiếng để ỷ lệ thụ thai cao. Khi phối giống, bắt thỏ cái sang chuồng thỏ đực. Thời gian phối chỉ kéo dài 15 – 20 giây. Khi con đực co mình ngã lăn cạnh con cái hoặc ngã ngồi xuống sàn chuồng phía sau con cái và phát ra một tiếng kêu nhỏ báo hiệu việc giao phối kết thúc.
Sau khi phối 10 – 12 ngày thì kiểm tra xem thỏ cái có chửa chưa bằng cách:
+ Cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực như khi đem phối, nếu thỏ cái không chịu đực, chạy trốn là có chửa.
+ Khám bằng tay: Nắn vuốt nhẹ nhàng thành bụng ở vùng xương chậu, gần cột sống, nếu thấy thai mềm ở dạng hòn cục nhỏ bằng đầu ngón tay cái di chuyển qua lại trong tử cung là thỏ có chửa. Cần chú ý phân biệt với những viên phân cứng ở trực tràng cùng vị trí đó.
2. Giai đoạn thỏ đẻ và nuôi con
Thỏ mang thai 28 – 32 ngày. Trong thời gian này, cần tiến hành nuôi tách riêng con thỏ chửa để tránh hiện tượng thỏ đùa giỡn làm động thai; cho thỏ ăn nhiều và đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi thai, cần cho ăn thức ăn giàu vitamin A, D, E và Protein để dưỡng thai tốt.
Thỏ thường đẻ vào ban đêm, trước khi đẻ có hiện tượng nhổ lông bụng làm ổ, ta nên tác động hỗ trợ thu gọn ổ, lấy giẻ sạch mềm, cỏ khô… lót làm ổ cho thỏ. Ổ đẻ được đưa vào lồng trước 2 – 3 ngày thỏ đẻ.
Thỏ mẹ sau đẻ khoảng 3-4 ngày là có thể động dục và phối giống (tùy điều kiện cho phối). Thời gian thỏ đẻ và tiết sữa nuôi con, cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt, nước uống đầy đủ, nên cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía để phục hồi sức khoẻ nhanh và tiết sữa nhiều
Bảng: Lượng thức ăn tinh cho thỏ
Loại thỏ |
Thỏ đực |
Thỏ cái chờ phối |
Thỏ chửa |
Thỏ đẻ từ 01-15 ngày |
Thỏ đẻ từ 16-30 ngày |
Lượng ăn (gam/con/ngày) |
120 |
110 |
130 |
150 |
170 |
Thỏ sau khi đẻ có thể tiến hành phối giống lại theo chu kỳ 3 ngày, 10 - 15 ngày hoặc sau khi con tách mẹ được 3 ngày. Tùy theo chu kỳ mà khả năng thụ thai sẽ đạt được ở các mức 30%, 50% và 98% (thường phối giống lại từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 9 sau tách con).
3. Vệ sinh phòng trị bệnh
Thỏ có sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, điều rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Cụ thể, hàng ngày cần làm vệ sinh lồng nuôi, chuồng nuôi; định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ; cần cung cấp cho thỏ đầy đủ thức ăn và nuớc uống sạch sẽ, chất lượng tốt. Các bệnh thỏ thường mắc là bệnh bại huyết, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng,… Cách sử dụng các loại thuốc để phòng trị các bệnh này như sau:
- Đối với bệnh bại huyết: Tiêm vắc xin để phòng bệnh bại huyết cho thỏ con lúc 2 tháng tuổi. Đối với thỏ sinh sản, tiêm định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Đối với bệnh ghẻ: Để điều trị dùng Ivermectin 0,7 ml/3kg thể trọng hoặc dùng Dextomax 0,1 ml/3kg thể trọng.
- Đối với bệnh cầu trùng: Điều trị bệnh bằng thuốc Anticoc, HanE3: 0,1- 0,2 g/kg thể trọng. Phòng bệnh bằng cách vệ sinh, sát trùng chuồng trại; sử dụng thuốc Anticoc, HanE3 bằng ½ liều điều trị.
11225-ntm.002450_ky-thuat-cham-doc-nuoi-duong-tho-sinh-san.pdf
Nguyễn Thị Dịu