Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1687
Tổng truy cập : 559,056

Chăn nuôi

Kỹ thuật chăn nuôi mùa hạn mặn

Tìm hiểu về chăm sóc một số vật nuôi mùa hạn mặn: ngưỡng chịu mặn của vật nuôi, điều chỉnh khẩu phần ăn, đặt hệ thống giải nhiệt, dự trữ thức ăn


Do nhu cầu về các ion Na+ và Cl- trong cơ thể, các loại thức ăn hoàn chỉnh cho heo và gia cầm có 0,1 - 0,25% muối. Muối có sẵn trong nguyên liệu sản xuất thức ăn (bột huyết tương, bột cá, bột thịt, bột whey). Thức ăn cho heo sinh sản, heo choai và heo vỗ béo thường bổ sung 0,3 - 0,5% muối.

Thức ăn bị mặn muối thì vật nuôi cần có nước ngọt uống để điều hòa được mức độ muối. Ví dụ heo choai có thể chịu đựng lên đến 8% muối trong khẩu phần nhưng khi đó cần uống rất nhiều nước ngọt. Nếu nguồn nước nhiễm mặn thì cần giảm tỷ lệ tương ứng của muối trong thức ăn, tránh bị ngộ độc muối.

Gia cầm thường chịu mặn thấp hơn các loại gia súc. 

Gia súc, gia cầm non cũng chịu mặn yếu nên cần cần hạn chế nước bị nhiễm mặn.

Ngưỡng chịu mặn của một số vật nuôi:

Lợn (heo): chịu mặn < 4‰

Vịt biển: chịu mặn từ 11‰ đến 15‰

Gà, vịt: chịu mặn từ 1‰ đến 2‰

Trâu, bò, dê: chịu mặn < 7‰

Nếu gia súc, gia cầm uống nước nhiễm mặn trong ngưỡng chịu đựng trong dài ngày sẽ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chậm tăng trưởng

Nếu gia súc, gia cầm uống nước có độ mặn cao hơn ngưỡng chịu đựng trong thời gian dài có thể gây tiêu chảy, viêm thận, hư thận, ngộ độc, suy giảm sức đề kháng, lây nhiễm các bệnh dịch tả, cúm, e.coli, tụ huyết trùng gây tổn thất.

Một số giải pháp chăn nuôi mùa hạn mặn

- Điều chỉnh khầu phần ăn phù hợp.

- Đắp đập ngăn mặn cục bộ, tạo mương, hồ, bể, trải bạt, dùng túi nilong chứa nước ngọt dự trữ

- Lắp đặt hệ thống giải nhiệt (phun sương, quạt, thông gió) cho chuồng trại

- Dự trữ thức ăn bằng cách ủ rơm ure, ủ chua cỏ, thân cây bắp, chế biến cỏ khô.

- Bổ sung thức ăn dinh dưỡng cao và bổ sung khoáng, vitamin B, C.

- Giảm đầu con, ngưng ấp nở, phân đàn để có chế độ chăm sóc riêng cho từng đối tượng tốt hơn.

- Tẩy giun sán cho gia súc trước khi vào hạn mặn để đảm bảo sức khỏe tiêu hóa.

- Tiêu độc sát trùng chuồng trại định kì

- Tiêm các vắc-xin phòng các bệnh mùa nắng: dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

- Lựa chọn giống vật nuôi thích ứng hạn, mặn và áp dụng các mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt thích ứng hạn mặn.

70420-ntm003028.-chan-nuoi-mua-han-man.pdf