Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1374
Tổng truy cập : 19,879

Nuôi trồng thủy, hải sản

Kỹ thuật chọn Tôm sú giống chất lượng

Giới thiệu các phương pháp kỹ thuật chọn tôm sú giống chất lượng đối với các nguồn khác nhau: đối với trại giống, nguồn tôm bố mẹ, ấu trùng và chăm sóc ấu trùng, con giống


1. Đối với trại giống

– Xa khu công nghiệp, dân cư.

– Nguồn nước không bị ô nhiểm.

– Bố trí vị trí các khu vực sản xuất phải hợp lý, riêng biệt: nhà nghỉ và làm việc của công nhân, cán bộ kỹ thuật, nhà vệ sinh, phòng máy, khu tôm mẹ, khu ương ấu trùng, hệ thống xử lý nước thảy,…

2. Nguồn tôm bố mẹ

– Trong điều kiện sản xuất giống hiện nay hầu hết nguồn tôm bố mẹ lệ thuộc vào đánh bắt tự nhiên nên chất lượng, số lượng chưa đảm bảo nhất là vào mùa vụ nuôi chính khi nhu cầu con giống tăng cao.

– Nguồn tôm bố mẹ được đánh bắt ở các vùng biển Trung, Nam Trung Bộ như: Phú Yên, Đà Nẵng, Bình Định,…Các vùng biển ở miền Tây Nam Bộ như: Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau,…Trọng lượng trung bình khoảng 180-250gr/con. Sức sinh sản 600.000-800.000 Nauplius/lần đẻ.

– Để chất lượng tôm bố mẹ tốt cần đạt một số điều kiện sau:

+ Tôm mẹ đã giao vĩ ngoài tự nhiên trước khi bị đánh bắt.

+ Đầy đủ các phụ bộ, không bị tổn thương.

+ Khi đưa vào nuôi vỗ thành thục: nguồn thức ăn phải có hàm lượng đạm cao (mực, giun nhiều tơ…).

+ Kiểm tra PCR trước khi cho tham gia sinh sản.

+ Thay nước, quản lý môi trường nước ( pH, t0, S‰) phải đảm bảo.

3. Ấu trùng và chăm sóc ấu trùng

Chăm sóc ấu trùng, hậu ấu trùng quyết định đến chất lượng con giống sau này.

a) Đối với Nauplius
– Nguồn Nauplius tốt khi tôm bố mẹ tham gia sinh sản các lần đầu tiên (Tôm mẹ tham gia sinh sản từ lúc được nuôi vỗ thành thục đến khi lột xác đầu tiên trong điều kiện nuôi trong bể).

– Tôm mẹ được cho đẻ riêng mỗi con một bể.

– Trứng tôm sau khi đẻ được thu, rửa trứng và được ấp trong bể ấp khác

– Khi thu hoạch ấu trùng Nauplius phải có tính hướng quang tốt.

b) Đối với các giai đoạn

Zoae, Mysis, Postlarvae do ngoài điều kiện tự nhiên nguồn thức ăn là các loài tảo khuê, giáp xác nhỏ,…Nhưng trong điều kiện sản xuất của trại giống với mật độ ương cao (100-150 N/lít) thì nguồn thức ăn nhân tạo sẽ thay thế các loại thức ăn tự nhiên. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn: Inve, V8, N, Artemia, tuy nhiên các loại thức ăn này phải đảm bảo:

– Hàm lượng đạm, khoáng,…phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng.

– Có mùi hấp dẫn, kích cỡ phù hợp.

– Có độ lơ lửng tốt, ít hòa tan vào môi trường nước….

– Thức ăn có hàm lượng acid amin thiết yếu cao nhằm tăng cường sức đề kháng, sinh trưởng,…của ấu trùng nhất là chất lượng Artemia.

c) Quản lý môi trường ương, phòng bệnh

Nguồn nước trong sản xuất giống tôm sú phải đảm bảo các yếu tố (S‰, t0, NH3, H2S…) phải nằm trong giới hạn cho phép. Hiện nay đa phần nước biển khi ương nuôi ấu trùng phải qua xử lý Chlorine, lọc, tia cực tím,…trước khi cho vào bể ương. Ngoài yếu tố thủy lý hóa nêu trên xu hướng hiện nay sử dụng các chế phẩm vi sinh trong ương nuôi thay thế dần và hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất giống (các loại thuốc, hóa chất trong danh mục cấm). Trong quá trình sản xuất giống các vi khuẩn có lợi sẽ được bổ sung liên tục vào môi trường nước, trong thức ăn ấu trùng.

– Đối với thức ăn cần bổ sung thêm các men tiêu hóa.

– Bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

– Hàng ngày bổ sung thêm vi sinh vào bể ương các loại vi khuẩn có lợi để phân hủy, hấp thu các chất khí độc: NH3, H2S,…, thức ăn dư thừa.

– Siphon hàng ngày, thay nước theo yêu cầu.

4. Con giống

Trước khi chọn giống thả nuôi người nuôi tôm cần lưu ý và quan tâm đến các vấn đề:

– Chọn các trại có uy tín, giám sát được nguồn tôm bố mẹ, thời gian bắt đầu sinh sản đến lúc xuất giống.

– Chọn giống bằng nhiều phương pháp:

+ Cảm quan

+ Gây sốc (S‰, Formol)

+ PCR

– Cần kiểm tra độ mặn của ao nuôi, của bể ương để yêu cầu trại giống thuần hóa, tránh trường hợp tôm bị sốc khi độ mặn chênh lệch cao.


45450-ntm.001997_ky-thuat-nuoi-tom-su-giong.pdf