Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1683
Tổng truy cập : 559,146

Nuôi trồng thủy, hải sản

Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và cá giống

Trong nuôi trồng thủy sản, trước khi triển khai vụ nuôi mới người nuôi phải làm tốt 2 khâu chính, đó là chuẩn bị ao nuôi và chuẩn bị con giống. Thực hiện tốt khâu này kết hợp với kỹ thuật nuôi sẽ cho năng suất và chất lượng cá như mong muốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi và tạo ra các sản phẩm an toàn cho người sử dụng.


          1. Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi: 

Sau mỗi vụ thu hoạch ao nuôi thường bị ô nhiễm nặng vì có nguồn thức ăn dư thừa và phân cá thải ra lắng đọng ở đáy ao, đây cũng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và các ký sinh trùng gây bệnh tồn tại và phát triển. Vì vậy chuẩn bị ao nuôi là việc làm không thể thiếu trước khi triển khai vụ nuôi mới.

            - Đối với ao cũ: Tháo cạn nước, nạo vét bùn đáy ao nuôi để đảm bảo độ sâu của lớp bùn đáy còn từ 15-20 cm, dọn sạch cỏ rác xung quanh bờ ao và đáy ao, kiểm tra hệ thống cống cấp và thoát nước; Tu bổ lại bờ ao không để nước rò rỉ, dùng vôi bột với liều lượng 7 - 10 kg/100 m2, rải đều khắp mặt đáy ao, bờ ao để diệt khuẩn và phơi đáy ao trong 3 -5 ngày.

            - Đối với ao mới đào: Khi mới đào ao xong để tránh hiện tượng xì phèn, tuyệt đối bà con không được cày xới đáy và phơi đáy ao mà tiến hành cấp khoảng 15 – 20cm nước vào ao kết hợp bón vôi với lượng 7 – 10kg/100m2 ao. Sau 2 – 3 ngày tháo cạn nước và tiếp tục bón vôi lần 2 với lượng 7 – 10kg/100m2 rồi tiến hành phơi đáy ao trong vòng 3 – 5 ngày hoặc có thể phơi đến khi đáy ao có vết nứt chân chim thì càng tốt.

            - Bón phân gây màu: Để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá trong suốt quá trình nuôi, người nuôi cá cần bón phân cho ao với lượng sau:

            + Phân chuồng ủ hoai: 30 – 40kg/100m2 ao, rải đều khắp đáy ao.

            + Phân xanh: 30 – 40kg/100m2 ao.

            + Phân NPK:  2 – 3kg/100m2 ao, hòa tan với nước rồi tạt đều khắp mặt ao.

            Lưu ý: Đối với phân chuồng: Bắt buộc phải ủ hoai trước khi bón xuống ao; Đối với phân xanh: Nên dùng các cây họ đậu như dây lang, cây lạc, cỏ cứt lợn,...tuyệt đối không dùng các cây có tinh dầu, chất độc để bón xuống ao như:  bạch đàn, xoan,... (lá xoan chỉ dùng để trị bệnh).

              - Lấy nước vào ao: Trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi cá phải lấy nước vào ao thành 02 đợt: Đợt 1 lấy đủ 50- 60cm nước, khi nước có màu xanh nõn chuối (sau khoảng 5-7 ngày) thì lấy nước đợt 2 với độ sâu phù hợp với nhu cầu từng loại cá nuôi (từ 1,2 – 1,5m). Khi lấy nước cần sử dụng lưới lọc, mắt lưới nhỏ nhằm hạn chế dịch hại, rác, cá tạp vào ao sẽ ảnh hưởng đến đối tượng cá nuôi.

            2. Chuẩn bị con giống: Việc lựa chọn con giống đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về nguồn gốc xuất xứ, ngoại hình, kích cỡ là vấn đề rất cần thiết, bởi chất lượng con giống quyết định năng suất và sản lượng thu hoạch. Con giống phải chọn ở những cơ sở ương nuôi, kinh doanh giống tin cậy, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; Chọn cá khỏe mạnh, bơi lội hoạt bát, nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn, không có dấu hiệu bệnh lý.

            - Về ngoại hình: Cân đối không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không xây sát, không bị mất nhớt.

            - Về kích cỡ: Yêu cầu cá giống phải đồng đều về cỡ cá với từng chủng loại:

            + Giống cỡ nhỏ đối với các loại cá như cá Mè trắng, Mè hoa, Trắm cỏ, Trắm đen, rô hu, Mrigan, trôi việt phải đảm bảo kích cỡ từ 4 đến 6cm trở lên; Đối với cá rô phi, chép phải đảm bảo từ 3 - 4cm trở lên.

            + Giống cỡ lớn đảm bảo kích cỡ cho từng loại cá như: Cá Mè trắng đạt 10-12cm; Mè hoa, Trắm cỏ, Trắm đen: 12-15cm; cá Trôi việt, Rô hu, Mrigan: 8-10cm; cá Rô phi, Chép đạt cỡ: 5-6cm.

67447-ntm.003018_ky-thuat-chuan-bi-ao-nuoi-va-ca-giong.pdf


KS. Nguyễn Mạnh Phúc - Chi cục Thủy Sản