Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 568 |
Tổng truy cập : | 562,938 |
Chăn nuôi
Kỹ thuật để lợn nái đẻ vừa đông con, vừa khỏe mạnh
Hướng dẫn kỹ thuật để lợn nái đẻ vừa đông con, vừa khỏe mạnh: chế độ ăn của nái mang bầu, không để lợn con ra đời cách nhau quả 30 phút, kích thích đẻ, nhiệt độ, sữa đầu, ghép đàn lợn con sơ sinh
Lứa đẻ càng nhiều con thì tỷ lệ lợn con có trọng lượng thấp trong ổ càng tăng cao. Điều này cho thấy nếu người chăn nuôi muốn tăng hiểu quả sản xuất của nái bằng cách tăng số con/nái/năm thì họ cần chuẩn bị cho mình kỹ năng và giải pháp để chăm sóc.
Vấn đề tăng số lợn con trong 1 lứa đẻ được các trại lợn quan tâm, vì nó đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận. Những người nuôi lợn ở Ireland đã làm rất tốt điều này, năm 2003 trung bình 1 lợn nái đẻ 21.6 lợn con/năm, thì 10 năm sau, đã tăng lên thành 24.5 lợn con/năm. Tuy nhiên, số lượng lợn con trong 1 lứa tăng lên, thì trọng lượng lúc chào đời của chúng cũng giảm xuống và sức khỏe cũng thua kém đi, dẫn tới tỉ lệ chết sơ sinh cao.
Các số liệu nghiên cứu cho thấy, nếu lợn con chào đời với trọng lượng 2kg trở lên, thì hầu như đều sống sót với tỉ lệ 97%, còn lợn con chỉ nặng khoảng 800g thì tỉ lệ sống sót chỉ là 32% - tức là 3 con thì chỉ sống được 1. Chính vì thế, việc chăm sóc nái mang bầu để số lợn con sinh ra vừa có tỉ lệ sống sót cao là một điều quan trọng.
Sau đây là một số điều cần lưu ý trong quy trình chăm sóc nái để giảm tỉ lệ lợn con ốm yếu và lợn con chết trên mỗi lứa đẻ:
1. Chế độ ăn của nái mang bầu
Vào giai đoạn gần đẻ, khẩu phần nái bầu nên được bổ sung chất béo, kể cả khi nái cho con bú cũng nên duy trì chế độ này. Vì như vậy, vừa làm cho nái có nhiều sữa, mà hàm lượng chất béo trong sữa và sữa đầu cũng tăng lên. Khi đó, tỉ lệ sống sót của lợn con sẽ tăng thêm 17% mặc dù trọng lượng của chúng có thể ở mức 1kg trở xuống.
2. Không để lợn con ra đời cách nhau quá 30 phút
Khi nái đẻ mà ngưng quá 30 phút, nên tiêm oxytocin (liều lượng không vượt quá 0.5ml). Và cần cho lợn con bú ngay sữa non hoặc 1 sản phẩm thay thế mà có khả năng cung cấp dưỡng chất, năng lượng, vitamin nhằm tăng cường khả năng sống sót của lợn con.
3. Kích thích đẻ
Có thể tiêm prostaglandin hoặc 1 chất tương tự để kích thích nái đẻ. Chất này sẽ phát huy tác dụng sau khi chích khoảng 27 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên việc kích thích đẻ bằng phương pháp này có thể gây ra hiện tượng đẻ non, và giảm chất lượng sữa non.
4. Nhiệt độ
Trời quá nóng sẽ khiến lợn mẹ ăn ít đi, làm giảm khả năng tiết sữa và sữa đầu cho lợn con. Ngược lại, trời quá lạnh thì lợn con vừa bị hạ thân nhiệt, vừa dễ bị đau bụng tiêu chảy và đồng thời giảm khả năng bú sữa, vì thế lợn con dễ bị chết vì đói. Đối với lợn từ 2 ngày tuổi trở đi, nhiệt độ nhà đẻ nên ở mức 20oC.
5. Sữa đầu
Lợn con cần bú sữa đầu trong vòng 6 – 12 tiếng sau khi lọt lòng mẹ. Trong khoảng thời gian 6-12 tiếng này, lợn con cần hấp thu các yếu tố miễn dịch (kháng thể, các chất kháng khuẩn, cytokine, bạch cầu...) được tiết ra từ mẹ và cung cấp qua sữa đầu.
Số lợn con trong 1 lứa không nên vượt quá số núm vú của lợn mẹ. Và với nái đẻ lứa đầu, thì nên giới hạn ớ mức 10 lợn con trở xuống. Thức ăn tập ăn cho lợn con nên được cung cấp trong khay và đặt trong chuồng nái đẻ cho lợn con tập ăn từ ngày tuổi thứ 10 - 14 trở đi.
6. Ghép đàn lợn con sơ sinh
Ghép đàn lợn con sơ sinh nếu cần thì nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau sinh. Nên ghép những lợn con có trọng lượng tương đồng vào cùng một ổ. Ổn định việc ghép đàn nội trong 24 giờ đầu tiên sau sinh sẽ giúp lợn con dễ dàng có trọng lượng đồng đều khi cai sữa.
7. Hiện tượng mẹ đè
Lợn con thường không rời lợn mẹ nửa bước trong 3 ngày đầu đời, việc này dẫn đến nguy cơ lợn con bị mẹ đè chết. Vì thế trước khi cho nái mẹ ăn, bạn nên quây lợn con lại 1 chỗ. Khi nái mẹ ăn xong thì nên thả lợn con về với mẹ, và không nên nhốt chúng quá 1 tiếng đồng hồ.
* Những lưu ý khác
- Trong vòng 30 ngày cuối thai kỳ, lợn con phát triển tới 60% hình hài cơ thể, giai đoạn trước đó chỉ hoàn thiện được 40%.
- Khi nái mẹ chuẩn bị đẻ, nên điều chỉnh nhiệt độ khu vực sinh nở ở mức 24 độ C.
- Quãng thời gian con lợn đầu tiên chui ra khỏi bụng mẹ cho đến con cuối cùng không nên dài hơn 5 tiếng đồng hồ. Từ 6 tiếng trở lên thì nguy cơ chết lưu sẽ tăng lên gấp đôi.
- Sau chết lưu, thì nguyên nhân thứ hai phổ biến nhất gây hao hụt lợn con chính là do mẹ đè
- Nếu chăm sóc chu đáo, có thể giảm 50% tỉ lệ chết lưu và giảm 18% tỉ lệ lợn con chết trước cai sữa. Tuy nhiên nếu tác động vào nái mẹ quá nhiều, sẽ kéo dài thời gian đẻ và cũng làm tăng tỉ lệ chết trước cai sữa. Tác động nái mẹ quá nhiều có thể kể đến như tiêm oxytoxin, tiêm progtaglandin, tiêm estrogen kích lên giống... Vì vậy, ngày nay các nước tân tiến đang dần chuyển đổi sang sử dụng những sản phẩm mang tính bền vững và tự nhiên hơn. Điển hình như các sản phẩm viên thuốc nhỏ, cho nái nhai trực tiếp có chức năng cung cấp dinh dưỡng để cải thiện thể trạng nái.
- Việc ghép đàn lợn con sơ sinh có thể giúp giảm tỷ lệ chết trước cai sữa đến 40%.
- Khả năng hấp thu kháng thể trong sữa đầu giảm rất nhanh, chỉ còn lại khoảng 50% so với lúc mới vừa sinh ra.
http://nguoichannuoi.vn/lam-sao-de-moi-lua-de-lợn-nai-vua-dong-con-vua-khoe-manh-fm933.html
66757-ntm.002031_ky-thuat-de-lon-nai-de-sai.pdf