Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 119
Tổng truy cập : 565,626

Trồng trọt

Kỹ thuật đốn tỉa tạo hình cho cây nhãn, vải trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm đầu) và thời kỳ khai thác

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật đốn tỉa tạo hình cho cây nhãn, vải để đảm bảo cho cây thoáng đãng nhận được đầy đủ ánh sáng, khống chế được chiều cao của cây, tiện cho thu hoạch, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh. Quá trình này cần thực hiện trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm đầu) và thời kỳ khai thác


Nhãn, vải thuộc dạng hình cây gỗ lâu niên nên việc đốn tỉa tạo hình cho cây có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo cho năng suất cao và ổn định mặt khác cũng là biện pháp để hạn chế tối đa các đối tượng sâu bệnh hại...

Nhãn, vải thuộc dạng hình cây gỗ lâu niên nên việc đốn tỉa tạo hình cho cây có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo cho năng suất cao và ổn định mặt khác cũng là biện pháp để hạn chế tối đa các đối tượng sâu bệnh hại. Để giúp cho cây phát triển, sinh trưởng tốt ngay từ sau trồng cần chú ý kết hợp giữa tỉa cành tạo tán và bón phân đầy đủ để cây có sức phát cành đâm lộc nguyên tắc tạo tán cây vải nhãn là:

          Đảm bảo cho cây thoáng đãng, mọi phía của cây đều nhận được ánh sáng một cách đầy đủ, khống chế được chiều cao cây ở mức thấp để hạn chế ảnh hưởng của gió bão và tiện cho thu hoạch, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh

          Các biện pháp cụ thể cần thực hiện như sau :

          - Cây trồng năm thứ nhất khi phát lộc đâm chồi cần lưu ý chọn các cành lộc hướng sáng theo đều 3-4 phía, để lại và tỉa bỏ các cành lộc không theo định hướng cần thiết

          - Cây năm thứ hai cần chăm sóc bón phân đầy đủ để cây phát đủ cả 4 đợt lộc trong năm, khi cành cơ bản có độ dài 35-40 cm, cần bấm ngọn cành để cây ra cành cấp 2. mỗi cành cấp 2 lại để cành cấp 3 khi độ dài cành đạt 60-70cm

          - Hàng năm vào các vụ xuân, vụ thu đông tỉa các cành luồn, cành mọc xiên trong tán cây kết hợp loại bỏ các cành bị sâu bệnh phá hoại, tạo độ thông thoáng cho cây.

          Năm thứ 3 cây bắt đầu cho số quả bói khá từ 5-7kg/cây, dần chuyển sang chế độ chăm để khai thác năng suất quả (lượng phân bón phải tăng và bón đủ số lần theo hướng dẫn và chú ý phun trừ các đối tượng sâu bệnh phát sinh. Do cây nhãn, vải là cây ra hoa và phát triển quả ở chồi tận cùng nên khi chồi  đang ra hoa và phát triển quả cây sẽ không ra lộc nữa. Do đặc điểm này nên kích thích cho cây ra nhiều lộc sau khi thu hoạch quả rất quan trọng, giúp cây phục hồi khả năng ra hoa nuôi quả ở vụ tiếp sau.

          Lưu ý: khi tỉa cành tạo tán và sau thu hoạch cần bón phân thúc cho lộc cây phát triển tốt nhưng phải bón cân đối N, P, K; không bón quá nhiều đạm đơn làm cho cây chỉ tập trung ra lộc mà không phân hóa hoa sẽ dẫn đến mất mùa.

          Trong thời kỳ khai thác năng suất quả chỉ cần kích thích cho cây ra 3 đợt lộc: đợt sâu thu hoạch quả, đợt lộc hè, đợt lộc thu và phải khống chế không cho ra lộc đông bằng phun thuốc trừ cỏ lúa cho đợt lộc đông khi lộc đã nhú dài 3-4cm. Nếu để lộc phát triển quá dài phun thuốc cỏ không có hiệu lực.

          Cây nhãn, vải có đặc tính sinh trưởng  gián  đoạn nên thời kỳ bón phân cũng có ý nghĩa quan trọng lên sự phát triển thân, lá; rễ chỉ hoạt động khi lá trưởng thành và hoạt động của rễ giảm khi thân lá phát triển. Bón phân ngay sau khi tỉa cành sẽ giúp lộc phát triển tốt nhưng nếu bón muộn khi lộc đã nhú hay phát triển sẽ không có hiệu quả do rễ hoạt động kém.

          Tỉa cành còn là biện pháp để sửa  tán cây, tốt nhất là tạo được tán cây hình nấm. Tỉa cành làm trẻ hóa và phục hồi khả năng cho quả của cây. Thông thường cần áp dụng biện pháp tỉa cành theo công thức: 3 năm tỉa bình thường, một năm tỉa sâu (kết hợp với sửa tán). Tỉa cành sửa tán tốt nhất nên tiến hành vào mùa khô, thời kỳ này cây tích lũy nhiều chất dự trữ nên cây sẽ ra lộc mạnh, chú ý tỉa cành không để xước cành và nên cắt xéo một góc 450 và sát vào thân, cành của cây để tránh đọng nước, dễ bị nấm bệnh xâm hại./. 


28751-ntm.001269_ky_thuat_don_tia_tao_hinh_cay_nhan__vai.pdf