Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1677 |
Tổng truy cập : | 559,246 |
Trồng trọt
Kỹ thuật khử lẫn cho đậu cô ve
Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật khử lẫn cho đậu cô ve: thực hiện khử lẫn, chọn hạt giống tốt; biện pháp phục tráng giống trên quần thể và dòng thuần.
Kỹ thuật khử lẫn cho đậu cô ve
1. Biện pháp khử lẫn, chọn hạt giống tốt
1.1. Các bước thực hiện
- Bước 1: Chọn ruộng tốt, chọn bằng ruộng đậu cô ve tốt nhất trong vùng. Đối với từng hộ chọn khu vực đậu tốt nhất của ruộng dùng sản xuất (còn gọi là chọn ruộng tốt).
- Bước 2: Trong ruộng (khu vực) đã chọn, chọn những cây đậu tốt. Tốt ở đây có nghĩa cây đậu khỏe, sai trái, trái đều, không bị nhiễm sâu bệnh. Thu hoạch riêng những cây tốt này.
- Bước 3: Trên những cây đã chọn, lựa những trái đồng đều với nhau, không quá già, quá non, tốt nhất là những trái ở giữa cây, bỏ những trái sát gốc và sát ngọn. Thu hoạch để riêng.
- Bước 4: Hỗn hợp những trái đậu đã lựa chọn, phơi nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên nền xi măng, gạch, tôn…), tốt nhất là trên nong nia.
- Bước 5: Sau khi phơi khô, giê để loại bỏ lá, rác, hạt cỏ nhặc bỏ những hạt lép, hạt có vết bệnh, hạt bị dập vỏ, nứt….
- Bước 6: Bảo quản
Sau khi phơi khô, để vào nơi thoáng mát (cho hạt ráo mồ hôi) bỏ vào túi ni lông (tốt nhất 2 lớp) buột chặt để nơi cao ráo. Đến vụ sau đêm ra tỉa. Có thể bảo quản bằng chum, vại phía trên cho 1 lớp tro bếp để chống ẩm và ngăn mọt, đậy nắp và bịt kín.
1.2. Hiệu quả: Với cách làm trên, được duy trì hằng năm sẽ giúp giữ được giống đậu cô ve tốt.
2. Các biện pháp phục tráng giống
Ngoài phương pháp khử lẫn, chọn hạt giống tốt còn có các biện pháp phục tráng giống hiệu quả hơn như: Chọn quần thể và chọn dòng thuần. Nếu có điều kiện bà con nên áp dụng.
2.1. Chọn quần thể
Phương pháp này hạn chế tỉ lệ lẫn tạp và duy trì độ thuần giống. Có 2 cách chọn:
- Chọn dương: Người chọn giống phải nắm rõ đặc tính giống gốc ban đầu và chỉ chọn những cây tốt và đúng giống để trồng cho vụ sau. Tiếp tục chọn như thế ở các vụ tiếp theo.
- Chọn âm: Người chọn giống chỉ loại bỏ (khử lẩn) những cây lẫn hay những cây có đặc tính khác lạ trước khi thu hoạch. Thu hoạch những cây còn lại làm giống cho vụ sau, và tiếp tục chọn như thế.
2.2. Chọn dòng thuần
- Phương pháp này sẽ làm ổn định tính trạng mong muốn trong thời gian dài nhưng sẽ mất nhiều thời gian, tốn công, đòi hỏi tính tỉ mĩ và chính xác.
- Nguồn giống ban đầu có thể từ giống đang sản xuất, từ các thử nghiệm hay ruộng sản xuất đậu cô ve giống.
- Cách làm như sau:
Vụ 1:
+ Ruộng phục tráng (vật liệu) chọn những cây khỏe mạnh, trái đẹp đúng tiêu chuẩn để lại làm giống.
+ Tách riêng hạt của mỗi cây để lại làm giống vào mỗi bao khác nhau, có đánh số thứ tự để phân biệt và ghi chép vào sổ.
Vụ 2:
+ Hạt của mỗi cây gieo riêng thành một hàng và chăm sóc bình thường. Đánh số thứ tự mỗi hàng và ghi chép vào sổ để theo dõi.
+ Lúc cây ra hoa kết quả, bất kỳ cây nào trên hàng có đặc tính lạ thì khử bỏ cả hàng
+ Thu một chùm trái/ mỗi hàng cây còn lại để riêng gieo trồng và chọn lọc ở vụ tiếp theo.
Vụ 3: Tiến hành chọn lọc như vụ 2
+ Hàng đậu nào có bất kỳ cây lạ sẽ bị khử cả hàng.
+ Thu chung các hàng đúng giống còn lại, ta có giống thuần cấp SNC.
+ Mỗi hàng thu một chùm trái để riêng. Gọi là giống gốc để trồng và duy trì sau này.
49426-ntm.003142_huong-dan-ky-thuat-khu-lan-cho-dau-co-ve.pdf