Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 417
Tổng truy cập : 568,122

Chăn nuôi

Kỹ thuật làm đệm lót lên mem trong chăn nuôi lợn

Phương pháp chăn nuôi bằng đệm lót sinh học với nhiều ưu điểm như tủ tiêu phân, nước tiêu, tiết kiệm công rửa chuồng, điện nước, lợn không cần tắm, giảm bệnh tật, nhanh lớn...đặc biệt là góp phần bảo vệ môi trường, đã mở ra hướng chăn nuôi phát triển bền vững.


Phương pháp chăn nuôi bằng đệm lót sinh học với nhiều ưu điểm như tự tiêu phân, nước tiểu, tiết kiệm công rửa chuồng, điện, nước, lợn không cần tắm, giảm bệnh tật, nhanh lớn…đặc biệt là góp phần bảo vệ môi trường, đã mở ra hướng chăn nuôi phát triển bền vững.

1. Diện tích, vật liệu xây dựng và cấu trúc chuồng

- Diện tích chuồng không lớn hơn 20m2 và không nhỏ hơn 10m2. Tuy nhiên qua nghiên cứu, diện tích chuồng 20m2 nuôi trên dưới 15 con lợn thịt là hợp lý nhất.

- Cấu trúc chuồng hở, mái kép.

- Khi xây mới, nền chuồng đất nện chặt, không láng xi măng. Nếu là chuồng cũ cải tạo thì có thể làm đệm lót nổi trên mặt đất, nền xi măng giữ nguyên nhưng phải đục lỗ (các lỗ có đường kính 4cm, cứ cách 30cm đục 1 lỗ) hoặc phá nền cũ để cải tạo nền chuồng mới.

- Thiết kế hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót.

- Máng ăn và vòi uống nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để tăng sự vận động của vật nuôi, giúp đảo trộn chất độn, điều này có lợi cho sự lên men.

- Máng ăn phải cao hơn bề mặt đệm lót trên dưới 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn.

- Xây máng hứng nước dưới vòi tự động để tránh nước chảy vào đệm lót.

2.Thiết kế đệm lót lên men

a. Các loại đệm lót lên men

Đệm lót lên men gồm 3 loại:

- Loại đệm lót dưới mặt đất: Đào sâu xuống dưới đất đạt độ sâu bằng độ dày của đệm lót.
- Loại đệm lót nổi trên mặt đất: Xây tường bao cao hơn một chút so với độ dày của đệm lót.
- Loại đệm lót nửa dưới mặt đất: Đào xuống dưới đất chỉ cần độ sâu bằng một nửa của độ dày đệm lót.

Chú ý: Tùy thuộc vào địa thế đất cao hay thấp so với mực nước ở bên ngoài lúc cao nhất để chọn lựa loại đệm lót cho thích hợp. Phải đảm bảo đệm lót luôn khô ráo, không bị ngấm nước từ bên ngoài vào làm hỏng.

b. Độ dày đệm lót chuồng

Độ dày đệm lót chuồng khoảng 50-70cm

Chú ý: Độ dày của đệm lót thường giảm thấp do bị nén khi lên men nên khi làm mới người ta thường tăng thêm độ dày lên 20%. Ví dụ: nếu cần độ dày đệm lót là 60cm thì khi làm phải tăng độ dày thêm 12cm nữa. Cần bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao.

c. Nguyên liệu làm chất độn

Tiêu chuẩn: Các nguyên liệu có độ xơ cao, có độ trơ cứng, không dễ bị mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích. Tốt nhất là mùn cưa, vỏ bào, sau đến thứ tự là vỏ lạc, lõi ngô, trấu, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông.

Các loại nguyên liệu như vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, vỏ hạt bông nghiền có kích thước 3-5mm

d. Phương pháp làm

Để làm 20mchuồng có đệm lót dày 60cm

- Nguyên liệu: Trấu và mùn cưa (số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 60cm) + bột ngô: 15kg + chế phẩm BALASA N01: 2kg.

- Công việc chuẩn bị

+ Cách chế 200 lít dịch men: Cho 1 kg men gốc và 10kg bột ngô vào thùng, sau đó cho thêm 200 lít nước sạch (nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 150C thì dùng nước ấm) khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian trên 24 giờ là có thể dùng được, mùa đông có thể kéo dài đến 2 ngày. Chế dịch men phải làm trước 1-2 ngày.

+ Cách xử lý bột ngô (trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ thì xử lý): Lấy khoảng 2 lít dịch men đã làm trước đó cho vào 5kg bột ngô, xoa cho ẩm đều, sau đó để ở chỗ ấm

- Cách làm đệm lót:

+ Bước 1: Rải lớp trấu dày 30cm.

+ Bước 2: Dùng vòi phun nước sạch (phun mưa) lên lớp trấu cho đến khi đạt độ ẩm 40% (bốc một nắm trấu trên tay, quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được). Chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để trấu ẩm đều và làm phẳng mặt.

+ Bước 3: Tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô có trong dịch lên men trên mặt lớp trấu.

+ Bước 4: Tiếp tục rải lớp mùn cưa dày 30 cm lên trên lớp trấu.

+ Bước 5: Phun nước sạch đều lên trên mặt đến khi đạt độ ẩm khoảng 20%. Chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều. Thử bằng cách quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, sau đó lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi, rời là được.

+ Bước 6: Rải đều 5 kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa.

+ Bước 7: Tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa, sau đó rắc đều hết phần bã ngô còn lại lên mặt lớp mùn cưa.

+ Bước 8: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa.

+ Bước 9: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc ni-lon.

+ Bước 10: Lên men.

Mùa mưa: sau khi làm xong đệm lót có thể thả lợn vào ngay vì trời lạnh, sự lên men chậm, do vậy tận dụng nhiệt độ cơ thể vật nuôi để làm tăng sự lên men.

Mùa khô: 1-2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt độ trên 400C, dưới độ sâu 30cm có thể đạt nhiệt độ 700C nhưng duy trì trong thời gian ngắn. Sau vài ngày nhiệt độ hạ dần, bới sâu xuống 30cm, nhiệt độ khoảng 400C, không có mùi nguyên liệu, có mùi thơm rượu nhẹ đặc trưng là có thể dùng được. Sau khi lên men kết thúc, bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20cm) cho tơi, để thông khí 1 ngày mới thả lợn.


33638-ky-thuat-lam-dem-lot-trong-chan-nuoi-lon.pdf

Nguyễn Khắc Tuấn