Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1020
Tổng truy cập : 51,747

Trồng trọt

Kỹ thuật ngâm, ủ giống lúa Nhật Japonica

Sản xuất lúa mùa thường hay sử dụng giống liền vụ từ vụ xuân, thời gian chuyển vụ rất ngắn, vì vậy kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống là rất quan trọng để hạt giống nảy mầm tốt, đảm bảo đủ lượng giống cấy và thuận lợi cho sự phát triển của cây mạ sau này. Đặc biệt là đối với các giống lúa Nhật Japonica, thường khó nẩy mầm hơn các giống lúa thuần khác bởi hạt to, vỏ trấu dày, thời gian ngâm ủ đòi hỏi lâu và kỹ thuật khác với kiểu ngâm ủ truyền thống. Để đảm bảo chất lượng mộng mạ trước khi gieo cần thực hiện theo đúng quy trình ngâm, ủ giống như sau: xử lý hạt giống trước khi ngâm; xử lý phá ngủ, kích thích nảy mầm; kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống lúa Japonica.


Sản xuất lúa mùa thường hay sử dụng giống liền vụ từ vụ xuân, thời gian chuyển vụ rất ngắn, vì vậy kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống là rất quan trọng để hạt giống nảy mầm tốt, đảm bảo đủ lượng giống cấy và thuận lợi cho sự phát triển của cây mạ sau này.

Đặc biệt là đối với các giống lúa Nhật Japonica, thường khó nẩy mầm hơn các giống lúa thuần khác bởi hạt to, vỏ trấu dày, thời gian ngâm ủ đòi hỏi lâu và kỹ thuật khác với kiểu ngâm ủ truyền thống.

Bởi vậy, để đảm bảo chất lượng mộng mạ trước khi gieo cần thực hiện theo đúng quy trình ngâm, ủ giống như sau:

1. Xử lý hạt giống trước khi ngâm:

Trước khi ngâm phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ từ 2 – 3 tiếng để tăng sức hút nước của hạt. Sau đó loại bỏ hạt lép, lửng, cỏ dại, tạp chất, nấm bệnh bằng nước muối 15%: Pha 1,5 kg muối ăn với 10 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết, sau đó đổ thóc giống vào dung dịch nước muối đã pha theo tỷ lệ một phần thóc ba phần nước, ngâm 10 - 15 phút, dùng rá vớt bỏ những hạt nổi, hạt lơ lửng trong nước, gạn lấy những hạt chìm mang đãi sạch.

2. Xử lý phá ngủ, kích thích nảy mầm:

Nếu sử dụng các giống lúa liền vụ cần có biện pháp phá ngủ bằng các phương pháp sau:

- Dùng Lufain 91A (1 gói Lufain/10 kg thóc giống): Hòa 1 gói Lufain 91A với 8 - 10 lít nước ấm 540C ngâm thóc giống trong 24 giờ, sau đó đãi sạch, rồi ngâm tiếp bằng nước sạch

- Dùng supe lân (500g supe lân/10 kg thóc giống): Hòa 500g supe lân với 10 lít nước, khuấy đều, sau khi đã lắng cặn gạn lấy nước rồi đem ngâm cùng thóc giống trong 24 giờ, sau đó đãi sạch, rồi ngâm tiếp bằng nước sạch.

3. Kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống lúa Japonica:

* Kỹ thuật ngâm: Hạt giống lúa Japonica có đặc điểm là vỏ trấu dày nên thời gian ngâm cũng dài hơn so với các giống lúa khác.

- Sau khi phá ngủ lúa được vớt ra rửa sạch rồi ngâm tiếp 24 – 48 giờ (tổng thời gian ngâm khoảng 48-72 giờ tùy theo từng giống).

Lưu ý: Trong quá trình ngâm, cứ 10 – 12 tiếng rửa và thay nước một lần.

Nước dùng để ngâm lúa giống phải là nước sạch (như nước giếng khoan đã qua bể lọc, nước mưa, nước máy). Khi ngâm để chỗ thoáng mát.

* Kỹ thuật ủ hạt giống lúa Japonica:

Khi thấy phôi hạt lúa giống đã trắng đều, sưng mép (hạt no nước) thì tiến hành đãi sạch chua, để ráo nước. Đổ hạt lúa giống vào túi vải hoặc bao tải thoát nước (không dùng tải dứa có tráng nhựa kín), chia nhỏ lượng lúa giống để ủ (3 - 5 kg lúa giống/túi ủ), để vào nơi có mái che, cao ráo, kín gió.

Sau ủ khoảng 1 ngày (24 tiếng) kiểm tra nếu thấy lúa ủ khô phải tưới nước hoặc sấp nước bảo đảm đủ ẩm và đảo để cho hạt giống nảy mầm đều. Tuyệt đối không để đọng nước khi ủ. Khi lúa giống nhú mầm như gai dứa hoặc mầm dài bằng 1/3 hạt lúa, rễ dài bằng 1/2 hạt lúa là đạt yêu cầu đem gieo.

Lưu ý khi kiểm tra:

+ Nếu thấy khối giống ủ quá nóng cần phải bỏ bớt lớp phủ phía trên.

+ Nếu thấy thóc giống ủ có mùi chua phải đem rửa kỹ bằng nước sạch để ráo nước rồi lại ủ tiếp./.

 30358-ntm.003283-ky-thuat-ngam-u-giong-lua-nhat-japonica.pdf