Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1101
Tổng truy cập : 1,159,050

Nuôi trồng thủy, hải sản

Kỹ thuật nuôi cá Hồng Mỹ thương phẩm trong ao

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi cá Hồng Mỹ thương phẩm cần lưu ý: điều kiện ao, bố trí hệ thống ao, chuẩn bị ao nuôi, chọn và thả giống, chăm sóc và quản lý, phòng và trị bệnh, thu hoạch.


1. Điều kiện ao:

- Diện tích ao 0,5 - 1 ha

- Bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ, giữ được mức nước trong ao ổn định. Bờ phải cao hơn mức nước cao nhất trong ao tối thiểu 0,3m

- Có cống cấp và cống thoát riêng biệt.

- Nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm

-  Độ sâu của ao: 1,5 - 1,8 m (mức nước 1,2 - 1,5 m)

 pH đáy ao > 5,5, pH nước: 7,5 - 8,5

                        Oxy hòa tan : 4 - 9 mg/l

                        S0/00:  5 - 300/00

                        Nhiệt độ: 26 - 320C

                        H­2S:  < 0,3mg/l

                        NH3:  < 0,1mg/l

- Chất đất: Có thể nuôi được ở mọi nền đáy tuy nhiên nếu chất đáy là cát, bùn pha cát hoặc đáy cứng, cát sỏi thì tốt hơn. Nền đáy không bị rò rỉ, thẩm lậu.

- Giao thông thuận tiện, có nguồn điện phục vụ cho sản xuất.

2. Bố trí hệ thống ao

- Ao nuôi nằm giữa mương cấp và thoát nước.

- Nếu ao nuôi được bố trí gần khu vực trồng rong biển thì rất tốt cho việc quay vòng nước theo hệ thống khép kín bằng máy bơm luân chuyển.

- Đáy ao cao hơn đáy mương thoát tối thiểu là 30 cm, độ dốc đáy hơi nghiêng về phía cống thoát.

- Nếu đáy ao có độ phèn cao, vật chất hữu cơ nhiều hoặc những vùng đất mới được đưa vào sử dụng từ rừng sú vẹt... thì dùng một số vật liệu gia cố đáy ao để hạn chế bớt khả năng sinh NH3, H2S... và các chất hữu cơ lơ lửng.

- Bờ ao cao hơn mức nước triều cao nhất từ 30- 50 cm. Hệ số mái 1/1,5 hoặc 1/1 (nếu chất đất tốt). Bờ ao đủ rộng để thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển thức ăn, thiết bị...

- Khi thấy chất đất đắp bờ không tốt, kết cấu chưa chắc chắn và chua phèn thì nên kè bằng những vật liệu như : nhựa PVC, nhựa tổng hợp PE, nhựa cao cấp HDPE, vải chống thấm có phủ nhựa (geotextile), cát hoặc dùng đất sét  đầm nện  để chống thẩm lậu và rửa trôi.

- Cống cấp có khẩu độ 50- 70 cm tùy thuộc diện tích ao nuôi; có hệ thống cánh phai để thuận tiện cho điều hành nước cấp (dùng nilon chắn phai chống rò nước). Cao trình đáy cao hơn đáy ao nuôi. Yêu cầu cống không rò rỉ, thẩm lậu.

- Cống thoát có cao trình đáy cống thấp hơn đáy ao 20- 30 cm. Nếu đáy ao có cống xi phông chất thải ở giữa ao thì cao trình đáy cống ngang với mặt đáy ao khu vực ven bờ. Vật liệu xây dựng có thể là gạch-xi măng, ống nhựa, composite... Nếu sử dụng ống nhựa và composite nên bố trí theo tầng nước. Cống thoát nước phải vững chắc không rò rỉ. ống xi phông chất thải bố trí ở giữa ao (tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể). Nếu sử dụng cống xây đóng mở bằng phai (cống kiểu cũ đang được dùng phổ biến hiện nay) thì nên chú ý việc bố trí cánh phai để tháo nước chủ động theo tầng khi cần thiết.

3. Chuẩn bị ao nuôi

3.1 Cải tạo đáy ao

- Đối với ao mới: Sau khi xây dựng phải rửa chua 3- 5 lần, rải vôi khắp đáy, phơi từ 10- 20 ngày.

            Lượng vôi bón vào phụ thuộc vào độ pH của đất đáy ao:

                        pH      6,0 - 7,0            dùng 300 - 600 kg/ha

                        pH      4,5 - 6,0            dùng 600 - 1.000 kg/ha

                        pH      3,0 - 4,5            dùng 1.000 - 1.800 kg/ha

- Đối với ao cũ: Do sau mỗi lần nuôi, đáy ao tích tụ nhiều vật chất hữu cơ nên trước khi thả cá đợt nuôi tiếp theo cần phải xử lý đáy như sau:

+ Nên trồng rong biển luân phiên giữa các vụ nuôi cá. Trước khi nuôi cá bón 200 - 300 kg vôi/ha.

+ Nếu lớp bùn thối dày 5 - 15cm thì vét loại bỏ lớp bùn trên của đáy ao bón vôi với lượng từ 200 - 300 kg/ha rồi phơi 10 - 15 ngày.

- Cải tạo đáy ao bằng chế phẩm sinh học:

+ Tháo cạn nước, dọn tạp, tu sửa bờ và đáy ao...

+ Dùng chế phẩm sinh học phân hủy nhanh các chất hữu cơ tồn đọng và các xác động vật chết ở đáy ao... hạn chế các vi sinh vật gây bệnh.

3.2. Diệt tạp và gây màu

- Nước lấy vào được lọc qua lưới mịn với mực nước khoảng 0,8 - 1m.

- Diệt tạp: Dùng Saponin 10- 15 kg/1000 m3 nước hay Rotenon 4 - 5 g/m3

Các loại vôi và phương pháp sử dụng để diệt tạp, làm tăng độ pH và tăng tính đệm trong môi trường ao nuôi. Vôi được dùng trong giai đoạn cải tao ao:

Loại vôi

Công thức

Nguồn gốc

Tác dụng

Vôi nông nghiệp

CaCO­­­3

Đá vôi hoặc vỏ sò

Tăng pH, tính đệm

Vôi đen

CaMg (CO­3)

Đá vôi đen

Tăng pH, tính đệm, Mg

Vôi bột

Ca(OH)2

Vôi ngậm nước

Diệt tạp, tăng pH

Vôi sống

CaO

Đá vôi, vỏ sò nung

Diệt tạp, tăng pH

4. Chọn và thả giống:

- Mùa vụ thả: Từ tháng 4 - 5 dương lịch

- Chọn giống: Chọn cá khoẻ mạnh, không dị hình, dị tật,  không có dấu hiệu bệnh lý. Cá đồng đều, cân đối, không bị xây sát, không mất nhớt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn.

- Mật độ thả: 0,5 - 1 con/m2. Cỡ giống từ 100 - 150 g/con.

- Cách thả: Cho cá làm quen với môi trường nước bằng cách cho túi cá xuống ao từ  5 - 10 phút mới mở túi cho nước ao tràn vào một ít và để cá từ từ bơi ra ngoài. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát.

5. Chăm sóc và  quản lý :

5.1 Chăm sóc:

* Thức ăn: Có 3 loại:

- Thức ăn là cá tạp còn tươi rửa sạch, băm nhỏ (vừa với kích cỡ miệng) rồi cho ăn trực tiếp. Ngày cho ăn 2 - 3 lần vào sáng, trưa và chiều. Lượng thức ăn 10% trọng lượng thân trong 2 tháng đầu và giảm dần các tháng sau là 5% trọng lượng thân.

- Thức ăn dạng viên ẩm tự chế theo công thức sau:

Thành phần

Hàm lượng (%)

Thành phần

Hàm lượng (%)

Bột cá

50

Khoáng

1

Đỗ tương

8

Vitamin tổng hợp

0,2

Bột mỳ

12

Mỡ

2

Cám

5

Chất kết dính

4

- Thức ăn công nghiệp: chuyên dùng cho cá biển với 3 - 5% trọng lượng thân, ngày cho ăn 2 - 3 lần.

5.2 Quản lý

- Kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày từ đó điều chỉnh, tránh để dư thừa thức ăn làm hỏng chất lượng nước ao nuôi.

- Duy trì độ sâu của nước trong ao thường xuyên ở mức từ 1 - 1,5m. 

- Luân chuyển nước trong ao hoặc quay vòng nước qua hệ thống ao trồng rong biển để tăng Oxy và giảm thiểu mức độ ô nhiễm.

- Thay nước mới theo định kỳ (1 tháng/lần), mỗi lần thay không quá 30%

- Quan sát, đo các chỉ tiêu hóa lý theo định kỳ.

- Kiểm tra dịch bệnh và tình trạng sức khỏe của cá theo định kỳ.

- Bổ sung chế phẩm sinh học định kỳ và sau những trận mưa kéo dài.

6. Phòng và trị bệnh

6.1 Phòng bệnh

Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp

- Cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tốc độ phát triển của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, hạn chế thức ăn dư thừa gây ô nhiễm  môi trường nước,

- Không cho ăn các loại thức ăn đã ươn thối, đã lên mốc.

- Thường xuyên thay nước ao nuôi theo chế độ thuỷ triều, tạo môi trường trong sạch cho và tăng oxi hoà tan cho cá. Vào những tháng nhiệt độ giảm thấp thì lượng nước trong ao luôn giữ ở mức > 1.2 m nước.

- Bón vôi: Định kỳ 10 ngày và sau khi mưa bón 2kg vôi/100 m2 ao để tăng pH và diệt khuẩn.

6.2 Phòng và trị  một số bệnh

6.2.1 Bệnh hoại cơ

Triệu chứng:  Cá bị nhiễm trùng vết thương. Vết thương có mủ trắng,thịt bị loét, lan rộng ra toàn thân. Cá bỏ ăn bơi lờ đờ rồi chết.

Cách phòng trị:

- Tắm trong dung dịch Oxytetracycline 25mg/m3trong vòng 5 - 10 phút, mỗi ngày một lần.

- Tắm trong dung dịch Furacin 0,05% trong 3 - 5 phút, cách 1 ngày tắm 1lần.

- Rửa vết thương bằng dung dịch KMnO4 0,01%, sau đó lau khô và bôi mỡ Tetracycline vào vết thương.

Trộn Sulfamid vào thức ăn: 100 - 200 mg/1kg cá.

6.2.2 Bệnh đốm trắng

Triệu chứngXuất hiện đốm trắng trên da và mang cá.Thân và mang cá có lớp trắng đục, cá bơi lội không bình thường, chết rải rác đến hàng loạt.

Tắm Formol: 10 - 20ml/m3 trong 10 - 15 phút.

6.2.3 Bệnh vi khuẩn đường ruột

Triệu chứng: Do vi khuẩn Aeromonas gây nên. Cá bỏ ăn bơi lờ đờ, ruột sưng to, cá bị nặng chảy máu ruột rồi chết.

Cách phòng trị: Trộn thuốc Sulfamid vào thức ăn cho cá ăn 5 - 7 ngày. Liều dùng 100 - 200 mg/1kg cá.

6.2.4 Bệnh thiếu Vitamin

Triệu chứng: Cá gầy yếu, chậm  lớn, có hiện tượng giảm trọng lượng, mắt cá bị lồi, xung quanh võng mạc mắt tụ máu. Sức đề kháng giảm, cá chết rải rác.

Phòng trị bệnh: Bổ sung Vitamin trong thành phần thức ăn. Phối hợp nhiều loại thức ăn chứa nhiều Vitamin cho cá ăn.

7. Thu hoạch

- Sau thời gian nuôi 10 - 12 tháng cá đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch.

- Có thể thu tỉa hoặc thu tổng thể tùy theo khả năng tiêu thụ và yêu cầu của người tiêu dùng.