Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 83 |
Tổng truy cập : | 561,485 |
Nuôi trồng thủy, hải sản
Kỹ thuật nuôi cá chiên thương phẩm trong lồng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi cá chiên thương phẩm trong lồng, gồm các khâu: chuẩn bị lồng nuôi, chọn và thả giống, quản lý và chăm sóc
1. Chuẩn bị lồng nuôi
Lồng nuôi có kích thước 8 m x 2,5 m x 2 m, chia làm 2 ô lồng. Phao lồng được làm bằng thùng phi nhựa và được cố định với khung lồng. Toàn bộ các thanh sắt dọc và ngang được hàn gắn chặt với nhau tạo thànhcác vách lồng, mỗi vách gồm rất nhiều nan, các nan lồng cách nhau 1,5 cm. Các vách lồng được gắn lại với nhau bằng các bu lông. Các phi nhựa được liên kết với khung lồng bằng dây thép buộc vào cây luồng để đảm bảo cho lồng nổi.
Địa điểm đặt lồng bè phải có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp. Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 7 - 8; ôxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 < 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít. Độ sâu nơi đặt lồng trên hồ chứa tối thiểu là 4 m.
Mật độ lồng nuôi cá chiên trên hồ chứa không quá dày. Mỗi cụm lồng bao gồm khoảng 3 - 5 lồng. Các cụm lồng cách nhau 10 - 15 m3.
2. Chọn và thả giống
Chọn cá giống phải khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, kích cỡ đồng đều, không bị mất nhớt. Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn. Nuôi trong lồng yêu cầu giống có kích thước lớn từ 20 - 25 cm.
Mật độ thả: 7 - 7,5 con/m3 lồng. Nuôi cá chiên lồng có thể nuôi 1 vụ/năm. Thời gian thả giống vào khoảng tháng 2 - 3 hoặc tháng 9 - 10 trong năm.
3. Quản lý, chăm sóc
Nuôi cá chiên lồng có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế và các loại cá tạp có hàm lượng đạm từ 20 - 30%. Chọn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi và lâu tan trong nước để giảm thất thoát thức ăn và ô nhiễm nước nuôi. Sử dụng thức ăn tự chế cần phối trộn các loại nguyên liệu đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng theo nhu cầu của cá chiên. Có thể phối trộn theo một trong số các công thức sau:
Công thức 1: Cám gạo 60 % + bột ngô 20% + bột cá 20%.
Công thức 2: Cám gạo 40% + bột ngô 20% + khô dầu lạc (hoặc bột cá) 40%.
Công thức 3: Cho ăn cá tạp 100%.
Không sử dụng thức ăn tự chế ở dạng bột vì nó dễ hòa tan trong nước gây lãng phí. Thức ăn tự chế được nấu chín để nguội và nắm thành từng nắm nhỏ để cho cá ăn. Cho cá ăn từng ít một cho đến khi hết thức ăn, tránh hiện tượng không bắt mồi kịp dẫn đến tình trạng dư thừa thức ăn. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào 6 - 7 giờ sáng và 17 - 18 giờ chiều. Trong giai đoạn đầu cho cá ăn với khẩu phần 5 - 6% trọng lượng thân, đến khi cá đạt trọng lượng trên 100 g/con cho ăn với khẩu phần 3 - 4% trọng lượng thân, cá trên 200 g/con cho ăn với khẩu phần 2%.
Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi, tình hình sử dụng thức ăn và các hiện tượng bất thường khác xảy ra. Định kỳ vệ sinh lồng nuôi 1 lần/tuần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch xung quanh lồng, tiến hành trước khi cho cá ăn. Khi vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các vết rách, rạn nứt để kịp thời khắc phục các vết rách nhằm hạn chế cá đi mất. Loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng vào khu lồng nuôi. Cần tìm hiểu những vị trí an toàn để có thể di chuyển lồng khi có bão, lũ xảy ra.
93933-ntm.001159_ky-thuat-nuoi-ca-chien-thuong-pham.pdf