Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 629
Tổng truy cập : 2,035,647

Nuôi trồng thủy, hải sản

Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng

Tìm hiểu về đặc điểm sinh học và phương thức nuôi trong ao đất và nuôi lồng đối với cá điêu hồng:chuẩn bị môi trường nuôi, chọn giống và thả giống, thức ăn và cách cho ăn, quản lý và chăm sóc, phòng và trị bệnh


I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

- Thích hợp điều kiện môi trường nước:

       Nhiệt độ: 22 - 30ºC;

        pH:         6,5 – 8;

        DO:       >1,5mg/l.

- Có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12‰.

- Cá ăn tạp thiên về thực vật và có thể ăn mùn bã hữu cơ.

II. KỸ THUẬT NUÔI

A. NUÔI TRONG AO ĐẤT

1. Chọn ao

- Diện tích: 300-1000 m²; Độ sâu 1,2 -1,5 m;

- Gần nguồn nước sạch, không ô nhiễm nước thải công nghiệp, sinh hoạt, ít bị nhiễm phèn. Phải có hệ thống  cấp và thoát nước  chủ động.                             . 

2. Cải tạo ao

- Đối với ao mới đào: Tháo rửa 3 – 4 lần, sau đó bón vôi bột khắp ao.

- Đối với ao đã nuôi: Tháo cạn nước, vét  bùn đáy ao, chỉ để lại 15-20 cm, phát quang bờ ao, bón vôi khắp bờ và nền đáy ao.

Lượng vôi bón phụ thuộc vào pH đất:

pH

4 - 5

5 - 6

>6

Lượng vôi bón (kg/100m²)

15 - 20

10 - 12

7 - 10

 

 

 

 3. Cấp nước

- Lấy nước vào trong ao qua túi lọc để loại bỏ cá tạp, địch hại, mức nước từ 1,2 – 1,5m.

- Sau 2 – 3 ngày ta diệt tạp bằng Saponine 1kg/ 100m³ nước.

- Sau 3 – 5 ngày, tiến hành bón phân gây màu nước cho ao.

- Liều lượng: Phân chuồng 20-30kg/100m³ hoặc phân vô cơ  0,2-0,3kg/100m³.

- Khi thấy ao có màu xanh  lá chuối non thì thả giống.

4. Chọn giống và thả giống:

* Tiêu chuẩn cá giống:

- Màu sắc cá sáng, bơi lội hoạt bát, không sây sát, không mất nhớt, không dị hình, dị tật.                        .
- Cỡ cá đồng đều, chiều dài 5 – 7 cm.

* Mật độ nuôi:

Cá điêu hồng có thể nuôi đơn, nuôi ghép hoặc nuôi kết hợp gia súc, gia cầm.
Mật độ phụ thuộc vào chất lượng ao hồ, cỡ cá thả nuôi, chế độ chăm sóc quản lý:
- Nuôi đơn 4 – 8 con/ m² tuỳ mức độ đầu tư
- Nuôi ghép  2-4 con/ m².

Loài cá nuôi

Tỉ lệ ghép (%)

Điêu hồng

Mè trắng

Chép

Trôi

60

20

10

10

 

- Nuôi kết hợp với lợn, gà, vịt, cút: Ao nuôi có diện tích lớn. Trên ao có sàn nuôi gà, cút, vịt … hay làm chuồng lợn trên bờ ao.

* Vận chuyển cá giống:

Có 2 cách vận chuyển cá giống:

+ Vận chuyển kín bằng túi ny lông có bơm ô xy, mật độ vận chuyển 500 con/túi (10 lít nước).

+ Vận chuyển hở: vận chuyển bằng thùng phi nhựa có sục khí trong quá trình vận chuyển, mật độ vận chuyển 800con/10 lít nước.

 * Thả giống:

 Tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2-3% trước khi thả nuôi.

+ Cách thả: Giống được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.        
Trước khi thả phải ngâm bao vào nước để

cho nhiệt độ trong bao và nhiệt độ nuớc ao

cân bằng và thả từ từ  tránh gây sốc cho cá.

5. Thức ăn và cách cho ăn

* Bón phân: Trong quá trình nuôi định kỳ bón phân để tạo thức ăn tự nhiên trong ao.

•  Phân chuồng: 4 – 6 ngày bón 1 lần với lượng như sau:

- Phân lợn, trâu bò:  20 – 30 kg/100m².

- Phân gia cầm: 7 – 10 kg/ 100m².

•  Phân xanh: Bón 30 kg/ 100m²,  4 – 6 ngày bón 1 lần. Sau lần bón thứ nhất, đến lần bón thứ 2 trở đi tuỳ theo tình hình màu nước và chất lượng nước trong ao mà tăng hoặc giảm lượng phân cho thích hợp.

Thức ăn                           

- Thức ăn tinh: khẩu phần 5 – 7 % trọng lượng cá, ngày cho ăn 2 lần sáng 7 – 8 giờ, chiều 15 – 16 giờ.                   

 - Thức ăn xanh như: Bèo, cỏ non, rau lang, rau muống …

- Thức ăn công nghiệp hàm lượng đạm 20 – 28%, cho ăn 3-4% trọng lượng cá.

- Thức ăn tự chế theo công thức:

+ Cám gạo:           20 – 30 %.

+ Bột ngô:             20 – 30 %.

+ Bột cá:                30 – 35 %.

+ Bột đậu nành:     10 – 20 %.    

+ Rau xanh (nghiền nhỏ):  10 – 20 %.

+ Premix khoáng/ Vitamine: 1 – 2 %.

Trộn đều các nguyên liệu đã nghiền nhỏ, nấu chín rồi cho cá ăn.

6. Quản lý và chăm sóc

- Mỗi sáng sớm nên thăm ao để kiểm tra sức khỏe cá và chất lượng nước ao.

- Định kỳ thay nước cho ao, khoảng 15 ngày/lần, 30 – 60% lượng nước ao.

- Điều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày cho hợp lý theo sức ăn của cá. Hằng tháng chài lưới ngẫu nhiên kiểm tra tăng trọng của cá.

Cá nuôi đạt kích cỡ : 0,5-0,6 kg thì nên thu hoạch toàn bộ cá trong ao.

B. NUÔI LỒNG

1. Chuẩn bị lồng nuôi

 Nên thiết kế lồng bè lưới hình chữ nhật:

- Khung lồng: sắt, gỗ, tre hoặc nứa Ø 27-32;

- Lưới lồng: sử dụng lưới PE, mắt lưới 1 -2cm;

- Kích thước 4m x6m x2.5m;

- Phao lồng: sử dụng thùng phi sắt hoặc nhựa đường kính 60cm, dài 90cm.

2. Vị trí đặt lồng

- Lồng bè đặt cách bờ 3-5m;

- Lồng đặt nổi tối thiểu 0,3 – 0,5m, đáy lồng cách đáy sông tối thiểu 3m;

- Lồng bè đặt nơi nước chảy liên tục, lưu tốc 0,2 – 0,5m/s.

- Vị trí đặt lồng không có rác, nước thải sinh hoạt, công nghiệp. 

3. Thả giống và chăm sóc

- Cá khỏe, đều cỡ và màu sắc đẹp.

- Mật độ: 50 - 100con/m³;

- Cỡ giống 20-30con/kg

- Có thể sử dụng thức ăn tự chế như cám gạo, bột cá, cá tạp nhưng tốt nhất sử dụng thức ăn công nghiệp với lượng thức ăn 2-5% trọng lượng thân.

C. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

1. Bệnh ký sinh
- Do ký sinh trùng và nấm gây ra 
- Có thể dùng các loại thuốc sau đây:

+ Muối ăn: 20 – 30 kg/m³ tắm 10-15 phút.

+ Formol: 0,15 – 0,2 lít/m³ nước tắm 30-40 phút hoặc phun 0,015 – 0,02 lít/m³ nước.

+ CuSO­­­4 20-50g/10m3 tắm 15 – 30 phút hoặc phun 2 - 5g/10m³ .

2. Bệnh đốm đỏ

- Do vi khuẩn gây ra.

- Cá mắc bệnh này sẽ bỏ ăn, thân mất nhớt, trên thân và mang có nhiều đốm màu đỏ và lở loét làm cá chết hàng loạt.

 - Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

 - Trước mùa dịch bệnh hay thời tiết giao mùa cho ăn vitamine C 30mg/1kg trọng

lượng cá/ngày. Cho ăn liên tục trong mùa phát bệnh.

Trị bệnh: Sử dụng KN-04-12 (4g thuốc/kg cá/ ngày) cho ăn từ 6-10 ngày.

3. Bệnh xuất huyết

- Do vi khuẩn gây ra

- Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện ở cá điêu hồng nuôi bè.

- VitaminC: 30 mg/ kg thức ăn cho ăn liên tục trong quá trình nuôi.
- Vôi bột: 7 – 10 kg/100 m².
- Clorua vôi: Ca(OCl)2: 50g/m² ao và 200 - 250 g/m³ bể, bè.


42744-ntm.001764_ky-thuat-nuoi-ca-dieu-hong.pdf