Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1692
Tổng truy cập : 1,159,767

Nuôi trồng thủy, hải sản

Kỹ thuật nuôi cá rô phi Đài Loan chất lượng cao

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi Đài Loan bao gồm: chuẩn bị ao nuôi, thả giống, cỡ cá giống, thu hoạch. Đồng thời hướng dẫn kỹ thuật ương cá bột lên cá hương và cá giống: chuẩn bị ao ương, thả cá, cho ăn, chăm sóc,...


 

Cá rô phi Đài Loan hiện nay đang được đông đảo bà con nông dân ưa chuộng, do có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống cá cũ. Thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu rất rộng mở với cá rô phi Đài Loan.

Hiện nay, Mỹ là nước rất chuộng giống cá này. Cá có mình tròn, dầy, trên thân có nhiều sọc xanh. Theo đánh giá của các cán bộ khuyến nông cũng như bà con nông dân thì tỷ lệ sống của cá khi nhập cá giống về rất cao (75 – 80%). Qua thời gian nuôi thử nhận thấy: sau khoảng 2 tháng cá đạt trọng lượng 150 gram (trung bình mỗi tháng tăng 75gram), trong khi cùng giai đoạn này rô phi giống cũ chỉ đạt khoảng 40 – 50 gram/tháng. Như vậy sau khoảng 1 năm, rô phi Đài Loan có thể đạt trọng lượng 1,2 – 1,3 kg.

 

1. Kỹ thuật nuôi cá rô phi Đài Loan thịt

Ao nuôi: 

Chuẩn bị giống như ao nuôi các loại cá khác.

Thả giống:  

Ao nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính Đài Loan mật độ giống là 3 – 4 con/m2. Ao nuôi ghép cá rô phi Đài Loan với cá khác mật độ giống là 1 con/m2.

Cỡ cá giống: 

8 – 10 g/con. Nếu nuôi thâm canh với mật độ cao dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi hàm lượng đạm 18 – 20% của hãng Proconco, Cargill,… Lượng thức ăn mỗi ngày từ 2 – 5% trọng lượng cá trong ao hoặc có thể dùng thức ăn tự phối chế như (bột gạo + bắp 70%, bột đậu nành 20%, bột cá nhạt 10%). Chú ý cho cá ăn thêm bèo, rau muống,… Nếu nuôi ghép với cá khác hàng ngày cho ăn thêm thức ăn tận dụng như bột gạo, bắp, khoai sắn, bã bia, bã đậu , bèo, rau muống,… Cách 1 ngày cho ăn. Cho cá ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát; cho ăn theo chế độ 3 định là định vị trí, định số lượng và thời gian cho ăn.

Đối với chế độ nước, ao nuôi rô phi thâm canh cần có máy quạt nước hàng ngày cho máy chạy từ 5 – 10 tiếng vào buổi trưa nóng và ban đêm. Định kỳ thay nước hoặc bổ sung thêm nước tháng từ 1 – 2 lần để tăng thêm lượng sinh vật phù du để làm thức ăn cho cá.

Thu hoạch:

Để tăng sản lượng cá và tăng hiệu quả kinh tế của ao, nên dùng biện pháp đánh tỉa tức là sau khi nuôi 4 – 5 tháng dùng lưới kéo thu hoạch những cá đạt trọng lượng 0,6 – 0,7 kg/con để những con bé có thể lớn nhanh hơn. Sau 6 tháng nuôi có thể thu hoạch toàn bộ. Năng suất cá nuôi thâm canh đạt 15 – 20 tấn/ha.

 

2. Kỹ thuật ương cá bột lên cá hương và cá giống: 

Cá con 21 ngày tuổi còn gọi là cá bột, cá con dài 2 – 3 cm gọi là cá hương, 3 cm trở lên gọi là cá giống.

Chuẩn bị ao ương: 

Diện tích ao từ 360 – 1000 m2, độ sâu mực nước từ 1,2 – 1,5 m. Tát cạn ao, bắt hết các loại cá, dọn sạch cỏ rác, vét bùn đáy chỉ để 1 lớp dày 15 – 20 cm, làm quang bờ, lấp các hang hố. Dùng vôi bột tẩy trùng ao với lượng 30 kg/100 m2. Lấy nước vào ao qua lưới lọc. Khi thả cá nếu ương từ cá bột lên cá hương thả 100 con/m2 (3 – 4 vạn con/sào). Ương cá hương lên cá giống thả 30 con/m2 (1 vạn con/sào). Thức ăn gồm cám, gạo, bột ngô trộn với đậu tương, bột cá nhạt để có hàm lượng đạm 25% (bột gạo + bột ngô 50%, bột đậu tương 40%, bột cá nhạt 10%). Mỗi ngày cho ăn 7 – 10% trọng lượng cá trong ao. Cho ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Trong quá trình chăm sóc quan sát hoạt động của cá, màu nước ao đề bổ sung lượng phân hữu cơ và thức ăn hàng ngày cho phù hợp. Nuôi 3 tuần cá đạt cỡ 2 – 3 cm, tỷ lệ sống đạt 80 – 85%, 5 tuần cá đạt 20 – 25 g/con. Tỷ lệ sống 70 – 75%.

 


94547-ntm.01063_nuoi-ca-ro-phi-dai-loan.pdf