Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1673
Tổng truy cập : 559,242

Nuôi trồng thủy, hải sản

Kỹ thuật nuôi cá trắm giòn bằng lồng

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi cá trắm giòn bằng lồng: cấu tạo và vật liệu làm lồng, chọn vị trí đặt lồng nuôi, chọn và thả cá giống, quản lý và chăm sóc cá trắm giòn, thu hoạch cá.


Kỹ thuật nuôi cá trắm giòn bằng lồng

 

Cá trắm giòn là cá trắm cỏ qua quá trình nuôi cho ăn thức ăn đậu tằm để có chất lượng thịt giòn dai tạo ra sản phẩm cá trắm giòn. Sự khác biệt trong quá trình nuôi ở những tháng cuối: Để tạo ra sản phẩm cá giòn, cá trắm cỏ khi đạt kích cỡ 1.5-2kg/con cho ăn bằng thức ăn là hạt đậu tằm trong thời gian từ 3 - 5 tháng trước khi thu hoạch. Để nuôi cá trắm giòn, phải thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 sử dụng giống cá trắm thường để nuôi lên cá trắm đạt kích cỡ 1.5-2kg/con, giai đoạn 2 là nuôi cá trắm đạt kích cỡ 1.5-2kg/con lên cá trắm giòn.

1. Cấu tạo và vật liệu làm lồng

- Khung lồng: Được làm bằng tre, nứa, gỗ, nhôm.

- Lưới lồng: được làm bằng lưới P E không gút, kích thước mắt lưới tùy thuộc vào cỡ cá thả nuôi.

- Kích thước lồng: Kích thước lồng có thể thay đổi tùy theo điều kiện. Kích thước lồng phổ biến 4 x 3 x 1,5m(2m) hoặc 6 x 3 x 1,5 m(2m). Nên chọn lồng có kích thước hình chữ nhật là tốt nhất.

2. Chọn vị trí đặt lồng nuôi

2.1. Vị trí đặt lồng

- Chọn nơi có nguồn nước thông thoáng, sạch sẽ, không bị nhiễm phèn, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp...

- Có dòng nước chảy liên tục, lưu tốc thích hợp là 0,2 - 0,5 m/s

- Mực nước chỗ đặt lồng phải sâu hơn đáy lồng 0,5-1m.

- Khoảng cách lồng đặt cách bờ 3 - 5 m để dòng chảy được lưu thông qua lồng và tiện chăm sóc quản lý

      - Lồng này cách lồng kia ít nhất từ 5 –10 m. Nếu đặt theo cụm thì khoảng cách giữa các cụm lồng ít nhất từ 30 – 50m.

- Lồng trong một cụm nên đặt so le để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

2.2. Môi trường nước nơi đặt lồng

Yếu tố môi trường đảm bảo như sau:

          - t0: 25 – 280C

          - pH nước: 6,5 – 8.

          - Hàm lượng oxy hoà tan: > 4 mg/l.

       2.3. Tu sửa, vệ sinh lồng bè cũ

       - Trước khi chuẩn bị vụ nuôi mới cần thon lồng lên cạn, kiểm tra kỹ các thanh nang lồng đảm bảo an toàn, lưới lồng kiểm tra kỹ có kế hoạch may vá lại.

       - Vệ sinh cọ rữa sạch các chất vẩn bám các thanh nang lồng, lưới lồng (ngâm thuốc tím sát khuẩn).

      - Phơi khô và dùng nước vôi phun đều toàn bộ lồng nuôi cá. Sau đó phơi khô 1 – 2 ngày và hạ thuỷ.

 3. Chọn và thả cá giống

 - Cá đồng đều kích cỡ, khoẻ mạnh không xây xát, không mất nhớt, không dị tật, bơi lội nhanh nhẹn. Kích cỡ giống thả tùy điều kiện của người nuôi.

 - Mùa vụ thả giống: tùy theo điều kiện cụ thể thông thường thả giống vào khoảng tháng 11 tháng 12 (dương lịch) hằng năm.

- Thời gian nuôi: 8 – 15 tháng tùy theo kích cỡ cá thả).

- Mật độ thả giống: tùy thuộc vào kích cỡ cá thả và loài cá nuôi, trình độ kỹ thuật, khả năng đầu tư và điều kiện môi trường nuôi.

+ Cá trắm cỏ: cỡ 1- 1,2kg/con, mật độ: 6-8 con/m3

- Thả giống: Cá giống cỡ lớn vận chuyển hở là tốt nhất. Cần tiến hành ép cá trước khi vận chuyển bằng cách cho cá nhịn ăn khoảng 1 ngày.

  Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc buổi chiều, tốt nhất:

   Buổi sáng:  6 - 9 giờ

   Buổi chiều: 17 - 18 giờ.

  Tránh thả cá vào giữa trưa, trời sắp mưa và những ngày mưa lớn kéo dài.

- Tắm cá giống trước khi thả:

  Để đảm bảo cá giống trước khi thả đạt tỷ lệ sống cao và không bị ký sinh trùng và nấm phát triển trên cơ thể cần tắm cá bằng:

  Hoà tan thuốc tím liều lượng 0,1 – 0,3gam/100lít nước. Tắm cá trong thau hoặc xô lớn trong vòng 5 - 10 phút có sục khí để cá không bị ngột do thiếu oxy.

4. Quản lý và chăm sóc cá trắm giòn

4.1. Thức ăn

- Giai đoạn đầu (3 - 5 tháng): Cho cá trắm ăn thức ăn công nghiệp, kích cỡ phù hợp với cở miệng cá, cho cá ăn lượng thức ăn 2 - 3% trọng lượng tổng đàn/ngày, ngày cho ăn 2 lần hoặc cho cá ăn cỏ.

- Giai đoạn sau (3 – 4 tháng): cho cá trắm ăn hoàn toàn bằng thức ăn đậu tằm, cho cá ăn lượng thức ăn 1-3% trọng lượng tổng đàn/ngày, ngày cho ăn 1-2 lần.

 

Giới thiệu về đậu tằm làm thức ăn cho cá trắm

Năm 2009 Kỹ thuật trồng cây Đậu tằm làm thức ăn Đậu tằm được Trường Đại học Thành Tây nhập một số giống từ Trung Quốc đưa về trồng thử ở một số địa phương của Việt Nam. Hiện nay đậu tằm được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta.

Hạt đậu tằm có hàm lượng protein 30%, gồm đủ 8 loại axit amin thiết yếu cho người và gia súc. Hàm lượng tinh bột 49%, chất béo 0,8%. Vì vậy, đậu tằm là cây giàu chất đạm, giàu tinh bột và ít chất béo. Khi hạt đã chín xanh, hàm lượng nước trên 70%, 13% protein, 0,7% chất béo, 11,7% hợp chất hydratcacbon, 37,2% chất xơ thô, 1,2% tro và các chất khoáng Ca, P, Fe, caroten, vitamin B1, B2, PP, C.

Đặc biệt của hạt đậu tằm khi sử dụng làm thức ăn cho cá trắm cỏ thì sẽ làm cho chúng trở thành cá giòn , làm tăng chất lượng thịt cá và tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

-  Xử lý đậu tằm làm thức ăn cho cá:

Để tạo độ giòn cho thịt cá cần sử dụng đậu tằm làm thức ăn cho cá (thường là đậu tằm Trung Quốc). Trước khi cho cá ăn, ngâm đậu trong nước ít nhất 24 tiếng. Để phòng bệnh cho cá rửa sạch đậu bằng muối ăn 1% (10 lít nước pha 1 lạng muối ăn).

- Biện pháp cho ăn:

+ Sau khi cho cá ăn đậu tằm khoảng 3 tiếng cần kiểm tra xem cá có ăn hết hay không để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.

+ Đậu tằm chìm vào trong nước nên phải cho cá ăn từ từ từng ít một mới theo dõi được nhu cầu của chúng.

+ Thức ăn cho vào máng đặt ở gần đáy lồng nuôi. Máng làm bằng khung sắt hoặc nhôm, diện tích máng 2 - 3 m2, chiều cao máng 25 - 30 cm. Xung quanh máng được vây 2 lớp, 1 lớp lưới thép, 1 lớp lưới cước để ngăn đậu trôi ra ngoài).

 Trong quá trình nuôi cần định kỳ vệ sinh máng 1 lần/ tuần để đảm bảo phòng bệnh cho cá.

4.2. Chăm sóc quản lý

- Trước khi thả và sau một đợt thu hoạch: Đem lồng lên cạn, dùng vôi quét mặt trong và ngoài lồng, phơi khô 1 – 2 ngày.

- Theo dõi chất lượng nước và có biện pháp xử lý kịp thời khi có dấu hiệu thay đổi môi trường. Xử dụng hệ thống tạo oxy cho cá khi không có dòng chảy hoặc khi cá có biểu hiện ngột.

- Trong quá trình nuôi, định kỳ mỗi tuần 1 lần vệ sinh, cọ rửa các tạp chất bám ở trong và ngoài lồng.

- Hàng ngày cho cá ăn thức ăn sạch, trước khi cho ăn vớt bỏ thức ăn thừa trong lồng.

- Treo túi vôi (2 – 3kg /túi) đầu nguồn nước để làm sạch nguồn nước và phòng bệnh cho cá.

- Dùng lá xoan bó thành từng bó (2-4 kg/bó), treo 4 bó ở góc lồng để phòng bệnh cho cá. Sau 10 -15 ngày thay các bó khác.

- Định kỳ 7 – 10 ngày, hòa tan 2 –3 kg vôi tạt trong lồng và khu vực nuôi để phòng bệnh cho cá, làm sạch môi trường

- Thường xuyên kiểm tra lưới lồng để xem lưới có bị rách hay không tránh trường hợp thất thoát cá.

- Kiểm tra dây neo nhất là vào mùa mưa lũ.

- Di chuyển lồng kịp thời đến nơi an toàn khi có mưa lũ hoặc di chuyển đến nơi có nguồn nước sạch hơn khi nguồn nước tại địa điểm nuôi bị ô nhiễm.

- Tách riêng những lồng cá bị bệnh để tránh lây lan. Bố trí vị trí đặt lồng cần đảm bảo khoảng cách và nên so le với nhau để tận dụng dòng chảy của nước.

5. Thu hoạch

  - Cá nuôi sau 6 - 8 tháng có thể đạt 2,5 – 3,0kg/con (tùy thuộc vào kích cỡ cá thả).

- Cá trắm giòn có chất lượng thịt giòn, dai vị ngon.

- Nên chọn thời điểm thu hoạch vào những thời điểm giá cá cao, cá biển ít để thu hoạch.

 52530-ntm.003079_ky-thuat-nuoi-ca-tram-gion-bang-long.pdf


Nguyễn Thị Thu Hà