Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1738 |
Tổng truy cập : | 559,466 |
Chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi chim sẻ
Để nuôi được chim sẻ giống như cách chúng sinh sản tự nhiên thì người chăn nuôi phải biết chọn con giống. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim sẻ sinh sản, chăm sóc chim sinh sản, chuẩn bị thức ăn cho chim sẻ.
I. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim sẻ sinh sản
Chim sẻ có tên khoa học là Passer domesticus, thân hình chúng khá nhỏ bé chỉ khoảng 24 – 40 gram, một số con nổi trội thì nặng hơn khoảng 50gram. Chiều dài trung bình chỉ khoảng 15-6cm, chim sẻ cái nhỏ và bé hơn chim sẻ đực nhưng mùa sinh sản sẽ béo để đẻ trứng và ấp trứng tốt hơn. Đôi chân chim sẻ được bọc bởi một lớp da cứng, móng sắc nhọn giúp chúng bám vào các cành cây, các giá đỡ dễ dàng hơn và chắc hơn.
Loài chim này thường sinh sản theo mùa, mùa chính là mùa xuân. Lúc này cây cối nảy lộc, nguồn thức ăn dồi dào, thời tiết ấm áp giúp đẻ trứng hiệu quả, ấp trứng tỉ lệ sống cao hơn. Mỗi lần sinh sản, chim sẻ cái đẻ khá nhiều trứng từ 3-5 trứng. Trứng được chim bố mẹ thay nhau ấp trong khoảng 12-15 ngày đã nở. Chim con khi nở ra rất háu ăn nên bố mẹ phải liên tục tìm thức ăn để cung cấp cho chúng.
Để nuôi được chim sẻ giống như cách chúng sinh sản tự nhiên thì người chăn nuôi phải biết chọn con giống. Các chọn, tìm nguồn giống như sau:
1. Bẫy chim
Chim sẻ vào mùa sinh sản có số lượng rất lớn, sống tâp trung bầy đàn. Bà con có thể sử dụng các lồng bẫy chim để bắt những con chim bố mẹ khỏe mạnh để nhân giống. Nên bắt chọn lọc, không chọn chim non vừa không sinh sản được lại rất yếu, khó chăm.
2. Mua chim giống từ các trại giống
Hiện nay, nhu cầu chim sẻ nhiều nên có không ít trang trại đã nuôi thành công giống chim sẻ này số lượng rất lớn. Bà con có thể tìm đến đây để mua chim bố mẹ sinh sản và ấp trứng. Giá thành sẽ tốn hơn nhiều so với bẫy chim nhưng chim được chọn lọc, đảm bảo chất lượng con giống khỏe mạnh hơn.
3. Cách làm chuồng nuôi chim sẻ
Khi đã chọn được con giống thì đến phần làm chuồng. Chuồng nuôi chim sẻ không cần cầu kỳ. Quan trọng nhất là thoáng mát, được che chắn cẩn thận vì chim rất nhỏ, có thể chui ra ngoài. Chuồng nên đạt tiêu chuẩn sau:
Sử dụng lưới mắt cáo để bao quanh chuồng, mắt cáo nhỏ chim không thể chui ra được.
Bên trong chuồng đặt rơm, rác mục nhỏ, các tán cây, các khung gỗ để chim sinh hoạt như tự nhiên và tự làm chuồng cuả mình phục vụ việc sinh sản.
Chuồng nuôi chim sinh sản cần đảm bảo cung cấp thức ăn đầy đủ để cung cấp chất dinh dưỡng cho chim bố mẹ sinh sản. Chim sẻ thường ăn ngũ cốc, nhưng mùa sinh sản cần bổ sung chất đạm giàu dinh dưỡng như sâu con, sâu xanh. Sâu có thể mua tại các cửa hàng hoặc tự trồng rau cải để lấy sâu (sâu xanh cực kỳ thích rau cải, số lượng rất lớn.)
II. Chăm sóc chim sinh sản
Mùa sinh sản của chim sẻ thường rất ngắn nên cần chăm sóc cẩn thận. Khi chim sẻ cái đẻ trứng nên đảm bảo chúng đã làm chuồng chắc chắn hoặc bà con phải hỗ trợ làm chuồng cho chim đẻ. Chuồng không nên nuôi quá dày làm chim sinh sản không đủ không gian để sinh hoạt.
Thời gian chim sẻ ấp trứng phải cung cấp thức ăn đầy đủ. Khi chim sẻ con nở ra bà con có thể tách để nuôi chim nhanh lớn và hiệu quả hơn. Thức ăn cho chim sẻ con là dế, ấu trùng sâu, nhộng, côn trùng. Thời gian cho ăn khoảng 30 phút, cách nhau 14 tiếng.
Chim sẻ con lông thưa và rất yếu ớt, không biết giữ thân nhiệt nên cần nuôi chúng ở nơi ấm áp, kín gió. Trong lồng nên có chỗ đậu để chim có cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.
III. Thức ăn của chim sẻ
Chim sẻ là loại ăn tạp, chúng ăn được cả thực vật và động vật nhỏ. Từng giai đoạn, nguồn thức ăn mà chúng thích nghi rất nhanh chóng, thay đổi liên tục mà không có vấn đề gì. Khi chim sẻ còn non, thức ăn yêu thích của chúng là giống sâu xanh, sâu giúp chim dễ tiêu hóa hơn.
Chim trưởng thành có thể tiêu hóa được nhiều loại thức ăn khác nhau. Chúng chủ yếu bắt các loài sâu bọ, bướm và một số loài côn trùng nhỏ khác. Tại các vùng đồng bằng, cánh đồng chim sẻ tìm hoa quả, các loại hạt (thóc, ngô, lúa mạch…).
Ngoài tự nhiên, nếu số lượng chim sẻ quá lớn, không kiểm soát được thì chúng có thể thành dịch gây hại cho mùa màng. Nhưng hiện nay tình trạng đó là rất hiếm, thậm chí số lượng chim sẻ tự nhiên khan hiếm dần, bà con nuôi chim sẻ để thịt, sinh sản là hoàn toàn có nhiều lợi nhuận.
Chim sẻ có thể làm thành các món nướng trên than hoa thơm phức. Chim sẻ quay ướp gia vị hoặc cháo chim sẻ cũng rất ngon bổ dưỡng. Giá chim sẻ luôn ở mức cao, đặc biệt là chim sẻ phòng sinh. Do vậy, nếu phát triển mô hình nuôi chim sẻ là hợp lý, đảm bảo kinh tế.
47937-ntm.002949_ky-thuat-nuoi-chim-se.pdf