Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 86 |
Tổng truy cập : | 561,585 |
Chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi chim trĩ
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi chim trĩ: chuồng trại, chọn chim giống, chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh
1. Chuồng trại:
Chuồng nuôi chim trĩ phải được xây dựng ở những nơi cao ráo, thoáng mát, đảm bảo giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
- Chim từ 0 - 4 tuần tuổi nuôi trong lồng úm: Mật độ nuôi 15 - 40 con/m2. Trong thời gian úm gột, sử dụng lồng úm có chiều cao 40 - 50 cm, chiều dài 1,0 - 1,2 m, chiều rộng 0,7 - 0,9 m. Xung quanh được đóng bằng gỗ ép hoặc cót ép, phía trên làm bằng lưới ô nhỏ để tránh chim bay.
- Chim từ 5 - 12 tuần tuổi: Mật độ 4 - 12 con/m2, chim trĩ được nuôi thả trên nền chuồng bê tông rải trấu hoặc phôi bào dày 5 - 8 cm, có khu đổ cát để chim tắm cát. Sân chơi được rào kín bằng lưới để ngăn chim thoát ra ngoài.
- Làm chuồng cho chim lớn: Chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện quản lý và theo dõi bệnh tật, quá trình sinh trưởng và phát triển của chim.
2. Chọn chim giống:
Chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, khối lượng 20 - 23 g.
3. Chăm sóc:
- Nuôi chim con (giai đoạn từ 1 - 3 tháng tuổi): Chim được nuôi trong lồng bằng lưới mắt cáo, sử dụng bóng điện để sưởi cho chim ở nhiệt độ 25 - 270C. Khu vực nuôi thường xuyên được khử trùng định kỳ tối thiểu 15 - 20 ngày/lần. Thức ăn là loại cám viên dùng cho gà con, sử dụng loại máng ăn, uống phù hợp với độ tuổi của chim…, nên cho lượng cám và nước vừa đủ, khi chim ăn hết cần vệ sinh máng và thay nước mới.
- Nuôi chim trưởng thành: Chim được nuôi trong lồng lớn sử dụng thức ăn dành cho gia cầm trưởng thành, gia cầm sinh sản (cám gà đẻ) kết hợp với thóc. Tỉ lệ pha tùy theo thời kỳ sinh trưởng của chim. Có thể dùng tới 60% thóc trong khẩu phần thức ăn.
Ngoài ra, cần kết hợp cho ăn thêm rau muống, rau lang, thân cây chuối thái nhỏ...
4. Vệ sinh, phòng bệnh:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh xung quanh chuồng nuôi, định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc;
- Định kỳ tiêm phòng vắc xin đối với một số bệnh thường gặp như: Newcaste, cúm gia cầm…
- Định kỳ diệt trừ các loài động vật gặm nhấm, chim hoang và côn trùng có hại khác...
8980-ntm.002305_ky-thuat-nuoi-chim-tri.pdf