Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 2159 |
Tổng truy cập : | 560,401 |
Chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ
Chia sẻ với bà con một số bí quyết nuôi chim trĩ đỏ để mở rộng quy mô nuôi chim trĩ cũng như mang lại lợi nhuận kinh tế khủng cho gia đình.
Chim trĩ đỏ trông giống với gà chọi, nhưng nhỏ và thấp hơn. Con chim trĩ đỏ trống có màu sắc sặc sỡ, đuôi dài đẹp hơn con cái. Chình vì vậy mà giá trị kinh tế mà việc nuôi chim trĩ đỏ mang lại cho người dân rất cao, gần đây đã được nhiều người tìm mua và nuôi nhưng chủ yếu là mua về làm cảnh.
Để mở rộng quy mô nuôi chim trĩ cũng như mang lại lợi nhuận kinh tế khủng cho gia đình, bà con cần lưu ý một số bí quyết nuôi chim trĩ đỏ dưới đây:
1. Cách chọn giống chim trĩ đỏ
Đối với những người mới nuôi hoặc chưa có kinh nghiệm, để hạn chế việc chăm sóc kỹ lưỡng, bà con không nên mua những con giống quá nhỏ, chọn mua những cá thể chim ở thời kỳ 3 – 5 tháng tuổi là hợp lý.
Với chim trống, bà con nên chọn chim có ngoại hình to, đuôi dài, lông mượt, trường chim, dáng khỏe mạnh, lanh lợi. Ở thời kỳ trưởng thành, chim trống có tư thế hơi nghiêng mình. Còn đối với chim mái thì không dị hình, dị tật.
Để đảm bảo giống chất lượng nên mua chim ở những cơ sở nuôi uy tín để được lựa chọn những cá thể chim khỏe mạnh, không đông huyết cũng như có thể nhận được lời tư vấn về kỹ thuật nuôi cụ thể.
2. Chuồng trại
Nếu bạn nuôi chim trĩ đỏ với mục đích làm cảnh thì cũng không cần quá cầu kỳ trong khâu làm chuông nhưng nếu là nuôi chim trĩ đỏ sinh sản thì công đoạn làm chuồng cũng mất khá nhiều thời gian.
- Đầu tiện, bạn phải chọn vị trí chuồng ở nơi khô ráo, thoáng mát, cách xa các trại gi súc, gia cầm khác để hạn chế rủi ro lây nhiễm.
- Chuồng phải đảm bảo giữ ấm được vào mùa đông, mát mẻ mùa hè.
- Nền chuồng bằng phẳng, đảm bảo cho công tác dọn vệ sinh được thuận lợi.
- Mật độ nuôi và úm chim non trong chuồng nhỏ:
+ Từ 0-30 ngày tuổi: 15-40 con/m2
+ Từ 30-60 ngày tuổi: 6-12 con/m2
+ Từ 60-90 ngày tuổi: 2-4 con/m2
+ Sau 90 ngày tuổi bà con có thể đưa chim ra chuồng lớn với mật độ nuôi 1-2 con/m2
- Làm chuồng cho chim lớn:
+ Bà con nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để thuận tiện cho công tác quản lý cũng như theo dõi bệnh tật.
+ Chuồng để nuôi sinh sản được thiết kế theo khung cơ bản sau:
+ Rộng ngang 3.5m, dài 6m, cao 2.5 – 2.8m
+ Với diện tích này có thể nuôi được 20-25 cá thể chim bố mẹ sinh sản hoặc 30-40 cá thể chim hậu bị.
+ Với tường vây, bà con có thể dùng lưới B40 hoặc lưới mắt cáo. Mái chuồng sử dụng các tấm lợp fibro măng hoặc vật liệu rẻ tiền khác, miễn sao chim không thoát ra ngoài được.
+ Nền chuồng được dải cát một phần hoặc toàn bộ để chim tắm cát và làm tổ đẻ trứng.
Bà con nên vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ 2-3 lần.tuần. Phun thuốc khử trùng định kỳ. Thường xuyên kiểm tra chuồng để loại bỏ các vật sắc, nhọ, sợi nilon để phòng trường hợp chim ăn phải dẫn đến thủng diều.
3. Thức ăn
Chim trĩ đỏ không kén ăn, thức ăn chủ yếu của chúng là ngô, thóc, cám, gạo. Ngoài ra bà con có thể kết hợp cho chim trĩ ăn thêm rau muống, bèo tây, thân cây chuối,…Hạn chế các loại thức ăn tôm, cua, cá có thể khiến chim trĩ bị tiêu chảy.
- Mỗi ngày nên cho ăn 3 lần
- Nước cho chim trĩ uống phải sạch
- Bên cạnh máng thức ăn cần có thêm máng cát sỏi cho chim đào bới.
4. Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ sinh sản
Đầu tiên bà con cần tiến hành ấp trứng, có 2 cách cơ bản:
- Cách 1: Dùng vật nuôi khác có thân nhiệt và điều kiện ấp nở như gà tre hoặc gà mái hoa mơ.
- Cách 2: Sử dụng máy ấp gà gia cầm thông thường
Thời gian ấp nở khoảng từ 22-23 ngày. Điều chỉnh nhiệt và độ ẩm phù hợp theo giai đoạn.
Trong tuần đầu: Điều kiện nhiệt độ ấp là 37.5 độ C, độ ẩm khoảng 55%.
+ Trong tuần hai: Nhiệt độ là 37.3% và độ ẩm 60%
+ Từ tuần thứ ba trở đi: Nhiệt độ là 37 độ C, độ ẩm 75%.
Bình quân chim trĩ đỏ sau 8 tháng tuổi có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Sau tiếp chim trĩ đỏ sẽ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ vào khoảng tháng 8 âm lịch thì nghỉ.
Bình quân mỗi năm chim trĩ đỏ sẽ đẻ được khoảng 68 – 80 quả trứng.
5. Phòng bệnh
Trong quá trình nuôi chim trĩ đỏ, bà con cần chú ý tới bệnh tiêu chảy và Ecoli ở chim. Để phòng bệnh nên sử dụng vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm hoặc cho uống ngoài.
Ngoài ra chim trĩ đỏ cũng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như thở khò khè , chảy nước mũi. Do đó để đảm bảo tỷ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là một việc làm vô cùng quan trọng.
6. Giá trị kinh tế
Vốn là loại chim hoang dã lại được chăn nuôi theo mô hình sạch, vì vậy mà chim trĩ đỏ thịt chắc, mềm, ngọt. Thị và trứng của chim trĩ đỏ có giá trị dinh dưỡng cao nên rất dễ tiêu thị.
Giá chim trĩ hiện nay dao động từ 200.000 – 250.000 đ/kg. Tính ra lợi nhuận từ việc nuôi chim trĩ nhiều hơn với với nuôi gà rất nhiều.
Lưu ý: Hiện nay chim trĩ đỏ vẫn nằm trong danh sách động vật hoang dã cần được bảo vệ. Vì vậy nếu bà con có ý định nuôi tại nhà phải có khai báo với chi cục kiểm lâm sở tại. Không được tự ý nuôi khi chưa có sự cấp phép nếu bị phát sẽ vô cùng bất lợi về kinh tế và công tác chăm sóc.
Trên đây là cách nuôi chim trĩ đỏ dành cho bà con đang có ý định mở rộng mô hình nuôi chim trĩ quy mô hơn. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích được cho bà con. Chúc bà con thành công và gặt hái được nhiều lợi nhuận.
83053-ntm.002609_ky-thuat-nuoi-chim-tri-do.pdf