Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 560
Tổng truy cập : 562,780

Chăn nuôi

Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái chờ phối và lợn nái chửa

Trong quá trình nuôi dưỡng lợn nái chửa cần chú trọng tới các vấn đề sau: thức ăn và cách cho ăn, một số loại thức ăn không nên dùng cho lợn nái chửa, cách chăm sóc vú


Nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái chờ phối và lợn nái chửa là một trong những bước rất quan trọng của quá trình chăn nuôi heo nhằm đảm bảo cho bào thai heo con phát triển bình thường, heo nái đẻ được nhiều con, heo con khỏe mạnh, có trọng lượng sơ sinh cao. 

Sau cai sữa cho lợn con, phần lớn lợn nái thường giảm khối lượng cơ thể so với sau đẻ xong. Sự giảm khối lượng này cho đến thời gian động dục trở lại sau cai sữa và số trứng rụng trong thời kỳ động dục đó. Vì vậy người chăn nuôi cần áp dụng kỹ thuật tăng mức ăn/ngày cho lợn nái chờ phối.

Vào ngày cai sữa lợn con, nên để lợn mẹ nhịn đói và hạn chế cho lợn nái uống nước, mục đích là phòng ngừa lợn nái sốt sữa sau tách con. Thời gian cho lợn nái ăn tăng tùy thuộc vào thời gian động dục và phối giống lại sau cai sữa. Lượng thức ăn tăng cho lợn nái tùy thuộc vào giống lợn nái sau khi tách con.

Theo dõi phát hiện lợn động dục trở lại sau cai sữa:

Kể từ ngày lợn mẹ cai sữa lợn con, thường xuyên ngày 2 lần (vào buổi sáng sớm và buổi chiều muộn) kiểm tra phát hiện lợn động dục để có kế hoạch phối giống. Sau khi phối giống xong, chuyển chế độ ăn của lợn nái sang chế độ ăn của lợn nái chửa kỳ I.

Chăm sóc lợn nái chửa

Mục tiêu cần phải đạt được trong nuôi dưỡng lợn nái chửa là: Lợn nái đẻ sai con, lợn con sinh ra đồng đều và đạt khối lượng sơ sinh theo tiêu chuẩn của giống, lợn nái phải tích lũy đủ dinh dưỡng để tiết sữa tốt và ít hao mòn trong thời kỳ nuôi con. Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình nuôi dưỡng lợn nái chửa cần chú trọng tới các vấn đề sau:

1. Thức ăn và cách cho ăn

Lợn nái chửa rất nhạy cảm, đặc biệt với các yếu tố lượng thức ăn. Thức ăn cho lợn nái chửa cần bảo đảm đầy đủ các chất dinh dưỡng (đạm, chất béo, vitamin, khoáng), không bị ôi mốc, không bị nhiễm độc tố. Thiếu khoáng trong khẩu phần ăn của lợn chửa làm xương lợn con kém phát triển, lợn mẹ nguy cơ bại liệt chân. Thiếu vitamin ảnh hưởng đến sức sống của bào thai, thai chết yếu, lợn sơ sinh sức sống kém, dễ nhiễm bệnh. Thức ăn bị ôi mốc dễ có độc tố, nếu hàm lượng độc tố cao sẽ gây chết thai, đẻ non hoặc thai chết lưu.

Ngoài phụ thuộc vào giai đoạn chửa, mức ăn cho một ngày của lợn nái còn phụ thuộc vào thể trạng của lợn nái (gầy, béo hay bình thường). Nái gầy phải cho tăng ăn, lợn nái quá bẻo giảm thức ăn tinh, nhưng lại tăng thức ăn xanh. 

Mùa đông khi nhiệt độ trong chuồng nuôi dưới 15̊0C lợn nái cần được ăn tăng (0,2 - 0,3 kg/nái/ngày) để bù vào phần năng lượng mất đi do phải chống lạnh. Cần cung cấp nước sạch cho lượn uống. Tắm chải cho lợn khi cần thiết. Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống và vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

2. Một số loại thức ăn không nên dùng cho lợn nái chửa

- Bống bã rượu là tốt cho lợn thịt nhưng không tốt cho lợn nái chửa vì chứa kích thích dễ gây sẩy thai, nếu có nhiều, chỉ nên cho ăn dưới 15% trong khẩu phần (tính theo vật chất khô).

- Lá đu đủ tốt với lợn nái nuôi con nhưng không tốt cho lợn nái chửa vì có chứa chất kích thích làm giảm nhịp đập của tim, làm giảm khả năng nuôi dưỡng thai.

3. Chăm sóc vú

Trước khi dự kiến đẻ 10 - 15 ngày cần xoa bóp đầu vú cho lợn nái 1 - 2 lần/ngày với mục đích kích thích thông tia sữa. Nếu vú bị xây xước nứt nẻ cần bôi vadơlin và kháng sinh để phòng chống nhiễm trùng.

 

http://nguoichannuoi.vn/ky-thuat-nuoi-duong-lon-nai-cho-phoi-va-lon-nai-chua-fm335.html


92923-ntm.002055_ky-thuat-nuoi-duong-lon-nai.pdf