Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1691
Tổng truy cập : 559,315

Chăn nuôi

Kỹ thuật nuôi ngựa đực giống

Giới thiệu biện pháp kỹ thuật nuôi ngựa đực giống: kỹ thuật nuôi dưỡng ngựa đực giống, quản lý vận động và tắm chải cho ngựa, điều kiện và biện pháp sử dụng ngựa.


1. Nuôi dưỡng

Tính dục cũng như cấu tạo tinh trùng của ngựa đực chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, nhất là mức độ nuôi dưỡng và chất lượng của khẩu phần thức ăn. Nếu cho ăn đủ lượng protein, khoáng, vitamin thì phẩm chất tinh dịch tăng lên rõ rệt. Để thoả mãn được nhu cầu dinh dưỡng và sinh lý của ngựa đực giống, việc lựa chọn thức ăn rất quan trọng. Thức ăn cho ngựa đực giống phải có chất lượng tốt, đủ thành phân dinh dưỡng, nhiều chủng loại, dung tích nhỏ, hợp khẩu vị. Thức ăn hàng ngày phải chia thành nhiều bữa.

Phải cho ăn đủ chất khoáng và muối theo liều lượng thích hợp. Phải đảm bảo cho ngựa đực giống được ăn 3kg cỏ khô/ngày, 2,6-3,0kg thức ăn tinh hỗn hợp/ngày trong thời gian có phối giống. Có thể thay cỏ khô bằng rơm với tỷ lệ 1 cỏ khô tương đương 1,5 rơm, hoặc bằng cỏ tươi với tỷ lệ 1kg cỏ khô bằng 3-4kg cỏ tươi. Trong htức ăn tinh có thể dùng ngô, thóc, cám, bột sắn, khô đậu tương, bột cá, khoáng... để có hỗn hợp 2900 Kcal/kg với 14-15 và 15-16% protein tương ứng cho giai đoạn không và có phối giống.

Những ngày lấy tinh hoặc phối giống, cho ngựa đực ăn thêm 2-3 quả trứng gà.

Gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là những ngày mưa to gió lớn, không cho ngựa ra ngoài vận động được thì giảm bớt lượng thức ăn đề phòng ngựa tiêu hoá không tốt sinh bệnh đường ruột.

2. Quản lý

- Vận động: là một yêu cầu không thể thiếu với ngựa đực giống, chế độ vận động đối với ngựa đực phải được duy trì thường xuyên (trừ những ngày mưa to, gió lớn), Tuỳ mức độ sử dụng, tình trạng sức khoẻ, mức dinh dưỡng cao hay thấp mà định chế độ vận động cho thích hợp. Thời gian vận động từ 60-90 phút/ ngày. Sau khi vận động dắt ngựa đi chậm 10-15 phút.

Trong thời gian truyền giống, không được vận động mạnh.

Ngựa đực không được vận động tinh trùng yếu, nhưng vận động quá cũng không tốt, ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng.

Tuỳ theo điều kiện của mối vùng, áp dụng một trong hai hình thức vậng động sau đây:

Vận động cưỡi: là phương pháp tốt nhất. Cưỡi cho ngựa chạy trên quãng đường cứng và bằng phẳng có độ dài từ 1 km trở lên. Cho ngựa chạy đi chạy lại nhiều lần để đạt được cung đường 5-6km. Tốc độ phối hợp thường là hai nhanh một chậm, nghĩa là cho chạy hai lượt nhanh lại đến một lượt chậm.

Vận động chạy vòng: Chọn một khu đất rộng và tương đối bằng phẳng (nền đất cứng càng tốt). Ở giữa chôn một cọc thật vững chắc. Dùng một sợi dây chão dài 8-10m (tuỳ theo diện tích bãi chạy) một đầu cột vào cọc (làm sao cho dây quay tự do xung quanh cọc) còn đầu kia cột vào cổ ngựa. Lưu ý nút dây cột vào cổ ngựa không được thít chặt. Đuổi cho ngựa chạy vòng tròn mà tâm là cọc và bán kính là chão với tốc độ tăng dần đều từ chậm đến nhanh. Hết khoảng nửa thời gian thì cho ngựa chạy theo chiều ngược lại (đổi vòng).

- Tắm chải: mỗi ngày tắm hoặc chải cho ngựa 1 lần 10-15 phút. Mùa hè nên tắm cho ngựa 1 ngày 1 lần.

Sau khi ngựa đực vào giao phối hoặc đi vận động về phải cho ngựa nghỉ ngơi 15-20 phút để khô mồ hôi rồi mới tắm hoặc chải.

3. Sử dụng

Chuồng ngựa giống phải luôn sạch sẽ, nền chuồng và đường đi phải luôn khô ráo. Chú ý thông gió trong chuồng, giữ cho chuồng có đủ ánh sáng.

- Ngựa đực giống cần được yên tĩnh. Ít tiếp xúc với môi trường xung quanh, kể cả những người không trực tiếp nuôi dưỡng, quản lý nó. Cần chú ý cách ly với ngựa cái hàng ngày nếu không phản xạ của ngựa sẽ rối loạn, tính hăng giảm sút.

- Cần quy định chế độ sử dụng hợp lý để giữ gìn sức khoẻ cho ngựa. Chế độ sử dụng tuỳ thuộc vào tuổi, sức khoẻ và mức độ dinh dưỡng. Nói chung một ngày có thể cho phối một lần, nhưng không quá 6 ngày liên tục, nghĩa là sau một tuần phải cho ngựa nghỉ 1-2 ngày. Những trường hợp cần thiết có thể cho phối 2 lần/ngày nhưng phải có chế độ bồi dưỡng thêm.

- Có thể sử dụng ngựa đực giống để làm việc, nhưng nên cho làm việc nhẹ.

Những ngày phối giống tuyệt đối không bắt ngựa làm việc.

Nếu nuôi dưỡng quản lý và sử dụng hợp lý, hàng năm nhất là mùa truyền giống, khối lượng ngựa ít thay đổi, phẩm chất tinh dịch ổn định. Vì vậy, trong thời gian phối giống cần nắm vững tình hình sức khoẻ, trạng thái khối lượng và sự thay đổi phẩm chất tinh dịch để kiểm tra việc nuôi dưỡng quản lý tốt hay xấu. Nếu khối lượng cơ thể thay đổi thất thường, phẩm chất tinh dịch đột nhiên giảm sút, tinh thần mệt mỏi... thì đó là do nuôi dưỡng quản lý không tốt, cần mau chóng tìm nguyên nhân để tẩm bổ và cứu chữa kịp thời.

 

8246-ntm.002919_ky-thuat-nuoi-ngua-duc-giong.pdf