Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 3676
Tổng truy cập : 1,162,552

Nuôi trồng thủy, hải sản

Kỹ thuật nuôi thủy sản ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Hướng dẫn bà con cách thả giống với mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc thủy sản để hạn chế thiệt hại trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn


Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Vì vậy, bà con không nên nuôi thả tại những nơi không đảm bảo nguồn nước. Cần thả giống với mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc để hạn chế thiệt hại.

1. Đối với nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh: 

- Không thả tôm giống ở những vùng có độ mặn cao trên 25%0. Trước khi thả giống, cần chủ động bổ sung nguồn nước ngọt để điều chỉnh độ mặn cho phù hợp và điều chỉnh trong quá trình nuôi khi nắng nóng, độ mặn tăng.

- Chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 300C (sáng sớm hoặc chiều mát). Thả nuôi với mật độ hợp lý (tôm thẻ dưới 80 con/m2, tôm sú 10 - 15 con/m2). Duy trì độ mặn 10 - 25%0; O2 > 3 mg/l; pH 7,8 - 8,5; độ kiềm 80 - 150 mg/l…

- Cung cấp lượng thức ăn hợp lý theo kích cỡ và mật độ, giảm 15 - 30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng. Định kỳ 15 ngày/lần bổ sung Vitamin C, các khoáng vi lượng, men tiêu hóa trộn vào thức ăn. 

2. Đối với nghêu nuôi thương phẩm:

- Không thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi (từ tháng 1 - 3 âm lịch). Mật độ thả giống từ 180 - 200 con/m2; cỡ giống nuôi từ 400 - 600 con/kg.

3. Đối với cá tra và cá lăng:

- Khi độ mặn tăng cao trên 8%0 và kéo dài 5 - 7 ngày, cần di dời cá nuôi đến vùng nuôi an toàn... 


81538-ntm.002286_ky-thuat-ung-pho-han-han-xam-nhap-man.pdf