Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1678 |
Tổng truy cập : | 559,028 |
Chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc Chồn sương
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi và chăm sóc Chồn sương: đặc điểm cơ thể, môi trường sống, điều thú vị của những chú Chồn sương
Chồn Sương có tên tiếng anh là Ferret. Đây là loại động vật đã được con người thuần hóa để trở thành thú cưng được nuôi dưỡng trong gia đình. Ở Mỹ, số lượng người nuôi loài thú cưng này chỉ đứng sau chó và mèo, vì chồn Sương là một loài vật thông minh, trung thành, rất hiếu động, nghịch ngợm và đặc biệt với khuôn mặt dễ thương đáng yêu đã thu hút được cảm tình của rất nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về loài động vật thông minh này hơn!
Đặc điểm cơ thể của chồn Sương
Chồn Sương con chào mới chào đời chỉ nặng chưa đến 500g, chồn được xem là trưởng thành khi chúng khoảng 6 tháng tuổi và có cân nặng khoảng 1,5kg. Nhìn tổng quát, ngoại hình của chồn Sương trông có vẻ thanh lịch và dài, chiều dài cơ thể khoảng từ 30 – 50 cm.
Môi trường sống của chồn Sương
Và đã được thuần hóa từ lâu nên chúng không còn khả năng sống sót trong tự nhiên khắc nghiệt. Anh chàng nhỏ bé này có một đặc điểm là rất thích một lối đi hẹp dài, là một chuyên gia đào lỗ nên khi nuôi chúng bạn nên đảm bảo không nên có lỗ để nó đào nhé. Thay vào đó bạn có thể sắm cho chúng những đồ chơi bằng ống để thỏa mãn đam mê của nó.
Vì là động vật thích sống dưới đất nên nhiệt độ khiến chúng cảm thấy thoải mái nhất là khoảng 25 độ C, không để nhiệt độ môi trường sống vượt quá 30 độ nhé, như thế chống sẽ cảm thấy nóng, say nắng, thậm chí là bị chết.
Độ ẩm thích hợp để nuôi chồn là duy trì ở mức 50% – 70%. Đảm bảo những điều kiện này chồn Sương sẽ luôn luôn khỏe mạnh, năng động và tràn đầy sức sống.
Điều thú vị của những chú chồn Sương
Trước khi được thuần hóa, chồn Sương có một cách săn mồi cực kỳ khác biệt và rất lôi cuốn. Không dùng lối đánh “du kích” như các loài động vật khác để kiếm mồi, khi phát hiện thỏ (con mồi của chồn) từ xa. nó sẽ lăn lộn, co giật, nhảy múa thôi miên thỏ một cách thần sầu khiến con thỏ nhầm tưởng và mất cảnh giác với nó, và dần dần tiếp cận lại gần con mồi rồi nhảy chồm lên cắn chết thỏ.
Nhưng với những chú chồn đã được thuần hóa thì hệ tiêu hóa của chúng lại khác và không giống như chó và mèo cưng đâu nhé, bạn đừng nhầm tưởng rồi cho chú chồn của bạn ăn thức ăn của chó và mèo. Là loại động vật ăn thịt thuần túy nên trong khẩu phần ăn thịt chiếm đến 90% rồi, tuy nhiên không phải bạn sẽ bắt 1 chú thỏ để cho bạn chồn ăn đâu nhé. Đã từ rất lâu người ta đã sản xuất ra loại hạt thức ăn dành riêng cho chồn Sương, loại hạt chuyên dụng này giúp đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho chồn, ngoài ra còn giúp chúng chống lại những cơn thèm thịt tươi, sống.
Ngoài ra nguồn nước cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chồn nhé, hãy cung cấp cho chúng nguồn nước sạch có thể uống được bất cứ thời gian nào trong một ngày
99029-ntm003047.-chon-suong-truoc-khi-nuoi-va-cham-soc.pdf