Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1665 |
Tổng truy cập : | 559,197 |
Nuôi trồng thủy, hải sản
Kỹ thuật nuôi xen ghép cá Bống Bớp (Bostrychus sinensis) với tôm sú theo hướng an toàn
Giới thiệu quy trình nuôi xen ghép cá Bống Bớp với tôm sú để đa dạng hóa đối tượng nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi xen ghép
Kỹ thuật nuôi xen ghép cá Bống Bớp (Bostrychus sinensis) với tôm sú theo hướng an toàn
1. Chọn địa điểm:
Vùng nuôi không bị ảnh hưởng lũ lụt. Chất đáy là bùn cát, có nguồn nước chủ động. Hệ thống giao thông đi lại thuận tiện trong việc chăm sóc và vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch.
2. Chuẩn bị ao nuôi:
- Ao có diện tích từ 2.000 – 5.000 m2, có cống cấp và thoát nước riêng và thuận tiện, bờ ao chắc chắn không bị rò rỉ.
- Cải tạo ao nuôi: Ao được tháo cạn đến khi còn khỏa nền đáy ao tiến hành diệt tạp bằng Saponin(10-15ppm); Hút cạn nước ao, vét bùn đáy (chỉ để lớp bùn khoản 10-15cm), tu sủa bờ ao; Đào mương giữa ao, sâu 50cm và rộng 20m để thuận lợi khi thu hoạch cá. Bón vôi 7-10 kg/100 m2 ao, phơi dáy ao 3-5 ngày.
- Bón phân chuồng ủ hoai, liều lượng từ 30-40 kg/1.000 m2 ao để tạo nguồn thức ăn tự nhiên.
- Cấp nước: Cấp nước vào ao qua lưới lọc nhằm hạn chế cá tạp, cá dữ vào ao, mức nước ban đầu 0,6 m, sau đó nâng lên 1,2 m sau khi màu nước đạt yêu cầu.
- Gây màu nước: sử dụng phân NPK và phân đạm(Urê) theo tỉ lệ 1:1, cụ thể 2-3 kg/1.000 m2 ao. Ngâm Phân NPK vào nước ngọt trong thời gian 4-6 giờ, phân Urê hòa tan với nước té điều khắp ao. Chú ý không nên trộn lẫn hai loại phân trên với nhau nhằm tránh mất tác dụng của phân khi sử dụng.
- Kiểm tra các yếu tố môi trường như: pH đạt 7,5 – 8,5, độ mặn từ 10- 20 %o và màu nước ao có màu xanh lá chuối non thì tiến hành thả giống.
3. Chọn giống và thả giống:
- Chọn giống
* Cá Bống Bớp:
+ Nguồn cá giống: chọn mua ở các cơ sở sản xuất giống có uy tín.
+ Chọn giống: màu sắc tươi sáng, không bị xay sát, mất nhớt không bị nhiễm bệnh, kích cở đồng điều.
* Tôm sú giống:
+ Tôm sú giống chọn mua ở các cơ sở ương giống có uy tín
+ Chọn giống: màu sắc sáng tự nhiên, kích cở đồng đều, đầy đủ các phần phụ, hoạt động linh hoạt và không có dấu hiệu bệnh.
- Thả giống: Mật độ: Cá Bống Bớp 2 con/m2; Tôm sú 5 con/m2; kích cở cá bống bớp 3-5 cm, tôm sú 3-5 cm, thời gian thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát.
* Để nâng cao tỉ lệ sống và thuận lợi cho việc chăm sóc nên thả tôm sú trước khi thả cá Bống Bớp.
4. Chăm sóc quản lý:
- Cho ăn:
+ Thức ăn cho cá Bống Bớp: Ở giai đoạn cá mới thả, sử dụng thức ăn cá tạp tươi băm nguyễn để cho cá ăn. Ở giai đoạn cá có kích cở lớn, thì cắt cá tạp thành mings nhỏ để cho cá ăn. Ngoài ra còn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm 25 -30% để cho cá ăn.
Giai đoạn 30 – 45 ngày, vẫn phải cho ăn mồi tươi xay nhỏ, sau đó băm vụn và đến 60 ngày thì chọn kích cỡ thức ăn vừa cỡ để cho ăn trực tiếp.
Vào những ngày thời tiết giao mùa, khi nhiệt độ xuống dưới 20oC hoặc trên 37oC thì giảm lượng thức ăn trong ao. Khi nhiệt độ nước ổn định 28–30oC sẽ cho cá ăn tăng 15% tổng trọng lượng cá có trong ao và thường xuyên thay nước mới.
+ Thức ăn cho tôm sú là thức ăn công nghiệp, có độ đạm >30%,
Thời gian và khẩu phần cho ăn:
- Đối với tôm sú: cho ăn 2-3 lần/ngày; khẩu phần cho ăn 3-5% trọng lượng tôm sú có trong ao.
- Đối với cá Bống Bớp cho ăn 1 lần/ ngày, vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối; khẩu phần cho cá ăn 5-6% trọng lượng cá trong ao.
* Khi cho cá Bống Bớp ăn cần tạo tiếng động trước khi cho ăn để tập thói quen và kích tích hoạt động bắt mồi của cá.
* Bố trí sàn ăn để kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ.
Quản lý ao nuôi: Trong suốt quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi môi trường ao nuôi, kiểm tra bờ, cống để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng cá bị thất thoát. Định kỳ thay nước, cấp nước để môi trường nước trong sạch, kích thích cá tăng trưởng.
Bảng 2: Môi trường nước ao nuôi thích hợp cho cá phát triển tốt như sau:
pH |
Độ trong |
Độ mặn |
Nhiệt độ |
Độ sâu ao |
7,5-8,5 |
30- 40cm |
15-20 %o |
20-280C |
0,8-1m |
+ Định kỳ 7-10 ngày đánh chế phẩm sinh học cho ao nuôi để ổn định các yếu tố môi trường và phòng bệnh cho tôm, cá nuôi.
+ Định kỳ 10-15 ngày (sau khi cấp hoặc thay nước) bón vôi 10-20 kg/1.000m2
+ Định kỳ 15 ngày kiểm tra trọng lượng tôm, cá nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu 1,2 – 1,5m, độ trong 30 – 40cm
- Chống rét: Khi nhiệt độ xuống thấp khoảng 15-17oC kéo dài, thì tiến hành ngay các biện pháp chống rét cho cá.
+ Nâng mực nước lên khoảng 1,2 – 1,4 m.
+ Dùng bạt polime dày, che chắn gió ở phía bờ Bắc ao nuôi và dùng cọc tre đóng ở mép bờ ao, nghiêng khoảng 40 – 45o vào phía mặt nước, cọc phải đóng chắc chắn, phần dư ra phải còn khoảng 1,5m. Phủ bạt lên cọc tre, mép bạt buộc chắc vào cọc, mép dưới chôn xuống đất khoảng 15 – 20cm. Bề rộng bạt khoảng 1,5m.
5. Thu hoạch
Sau 4-5 tháng nuôi tiến hành đánh bắt, thu tỉa những con có trọng lượng. Cá đạt 80-100g/con, tôm đạt 35-50 con/ kg.
6941-ntm.003080_ky-thuat-nuoi-xen-ghep-ca-bong-bop.pdf
Nguyễn Thanh Tuấn