Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 2423 |
Tổng truy cập : | 560,860 |
Trồng trọt
Kỹ thuật phòng trừ mối cho cây sa nhân tím
Tìm hiểu một số biện pháp phòng trừ mối cho cây sa nhân tím: hiện tượng và tác hại, mùa hại chính của mối, biện pháp phòng trừ, xử lý diệt mối.
Sa nhân tím có tên khoa học A. Longiligulare T.L.Wu, thuộc họ gừng (Zingiberaceae)là cây dược liệu, có giá trị kinh tế cao. Bộ phận chủ yếu lấy để sử dụng là quả, quả là loại dược liệu quý có vị cay ngọt, tính ôn, vào các kinh tỳ, thận và vị, có tác dụng hành khí, điều trung, hòa vị, làm cho tiêu hóa dễ dàng. Ngoài ra, dùng Sa nhân kết hợp với cây gia củ gấu, ích mẫu, ngãi cứu làm thuốc an thai. Ngày nay, hạt Sa nhân còn được chiết suất lấy dầu để làm hương liệu trong công nghệ chế biến thực phẩm và mỹ phẩm rất có giá trị.
Mối là một trong những côn trùng gây hại nguy hiểm nhất ở rừng, sống theo xã hội với những đẳng cấp khác nhau như mối thợ, mối lính, mối chúa, mối vua và mối giống. Những tổn thất kinh tế do mối gây ra cho cây Sa nhân rất lớn kể cả trong vườn ươm và khi rừng trồng.
* Hiện tượng và tác hại:
- Mối ăn tạo nên những đường hầm xung quanh thân, làm mất vỏ cây.
- Phá hại cắn rễ và gốc thân ở dưới đất làm cho cây chết. Nguyên nhân chủ yếu làm cho cây chết do mối tấn công là vòng vỏ bị cắt và hệ thống mạch dẫn nhựa bị tắc.
* Mùa hại chính của mối: Mùa hại chính của mối gắn chặt với mùa khô.
* Biện pháp phòng trừ:
- Chuẩn bị đất trồng: Trên diện tích trồng cây phải đào các gốc cây, còn lại thu gom các tàn dư thực vật như rễ cây, cành, cây bụi, cỏ. Tập chung vào các hố có sơ đồ để kiểm soát mối. Không nên tập chung thành đống lớn mà nên rải ra khoảng 50m2 đặt một điểm, vì cành nhánh là mồi nhử mối tới.
- Sau khi trồng, nếu điều tra thấy có nhiều mối đến xâm nhập, có thể làm những hố nhử mối bằng cành lá. Mỗi ha có thể đào 5-7 hố, sâu khoảng 60 cm và có đường kính 60 cm. Cho cành nhánh, lá, mối thích ăn xuống, lấp nhẹ đất, tưới nước, nhử mối. Khi mối đến, dùng thuốc trừ sâu diệt cả bầy trong hố.
- Phá vỡ tổ mối, đường mối giữa tổ và nơi mối gây hại cây con, bằng cách rắc thuốc Thiodan 35% có thể hạn chế mối phá hại từ 6-9 tháng.
- Chọn loài cây trồng có tính đề kháng với mối. Qua quá trình thực tế quan sát ở cơ sở, rút ra được loài cây nào có tính chống chịu cao với mối, tuy năng suất có kém hơn một chút cũng nên trồng.
* Xử lý diệt mối:
Bắt đầu mùa đông ít mưa hoặc vào thời điểm khô hạn, cần kiểm soát tình hình mối. Nếu có hiện tượng mối bám vào cây, dùng một rùi nhỏ, gợi xung quanh gốc, đầu các đường mối phun trực tiếp thuốc để bảo vệ cây trồng. Đồng thời, cứ 20-30cm2 , đặt một hố nhử mối, kích thước hố khoảng 30x40x40cm đặt 3-4 kg mồi nhử, có thể làm bằng cây bụi tươi cắt ngắn, cỏ tế đã phơi khô, nứa tươi…mỗi hố đặt một túi nước, túi nilon 4×6 cm , trong túi có đặt một mảnh dẻ, quấn miệng túi bằng dây vòng cao su, cho dẻ tiếp xúc với mồi. Sau 20-30 ngày mối sẽ tập chung vào hố và phun thuốc.
Phòng chống mối cho cây trồng thực hiện như vậy, những năm sau mối sẽ giảm nhiều.
41328-ntm.002856_ky-thuat-trong-giong-dau-xanh-dx14-da-chuyen-doi.pdf