Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1109
Tổng truy cập : 557,715

Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác

Kỹ thuật sử dụng vòm che nilon trong sản xuất rau góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế

Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật sử dụng vòm che nilon để trồng rau. Đây là tiến bộ kỹ thuật giúp canh tác rau có giá rẻ, dễ làm, nhiều bà con có thể tiếp cận thực hiện giúp tăng năng suất, chất lượng rau, nâng cao tính bền vững trong sản xuất đang được khuyến cáo nhân rộng ở các vùng trồng rau.


Rau ăn lá là đối tượng người tiêu dùng lo ngại nhất bởi chúng được dùng thường xuyên không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, rau ít qua chế biến nên nếu sản phẩm kém chất lượng sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Trong thực tế canh tác sản xuất, rau chịu tác động trực tiếp của thời tiết, sâu bệnh hại từ đó người sản xuất phải “lạm dụng” sử dụng phân bón, thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng, bảo vệ năng suất. Hiện nay, ở một số nơi nông dân đã và đang áp dụng nhiều tiến bộ công nghệ vào sản xuất như: lắp đặt nhà lưới, hệ thống bón phân, tưới nước tự động để khắc phục hạn chế này. Tuy nhiên, có được công nghệ hiện đại thì vốn đầu tư lại là một trở ngại lớn cho nhiều người muốn mở rộng sản xuất để rau trở thành hàng hoá cung cấp cho thị trường với số lượng lớn. Một trong các TBKT mới canh tác rau có giá rẻ, dễ làm, nhiều bà con có thể tiếp cận thực hiện giúp tăng năng suất, chất lượng rau, nâng cao tính bền vững trong sản xuất đang được khuyến cáo nhân rộng ở các vùng trồng rau hiện nay: Sử dụng vòm che nilon để trồng rau.

Tiến bộ kỹ thuật làm vòm che nilon trồng rau được nông dân vùng Đông Anh – Hà Nội áp dụng khá hiệu quả và hầu như toàn bộ vùng rau chuyên canh của huyện được áp dụng, tạo ra nhiều sản phẩm rau với chất lượng khá tốt, nhất là các mặt hàng rau trái vụ vẫn có thể được trồng nhờ tiến bộ kỹ thuật này đem lại hiệu quả cao, có giá trị kinh tế, góp phần đa dạng hoá sản phẩm cho thị trường tiêu dùng.

Vào mùa mưa có các đợt mưa lớn, gió bão các loại rau ăn lá như cải xanh các loại, mồng tơi, rau gia vị… sử dụng vòm che nilon đã cho thấy hiệu quả rõ rệt: lá rau không bị mưa, gió làm rập nát, cây sinh trưởng phát triển nhanh, mẫu mã rau đẹp, hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại, năng suất tăng 20-30% so với canh tác truyền thống, sản phẩm được tiêu thụ tốt cũng như tăng kinh tế hơn 25%... Bên cạnh đó, vật liệu sử dụng có độ bền cao và dễ làm…

1. Các ưu điểm khi sử dụng vòm che nilon trong trồng rau

- Sủ dụng vòm che giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện thời tiết bất thuận (như mưa, nắng nóng… ) nhất là giai đoạn cây con và phù hợp cho sản xuất rau ăn lá trái vụ.

- Hạn chế bệnh phát sinh gây hại trên cây rau: Tránh được mưa, gió làm dập nát lá dễ lây lan nấm bệnh, thời gian thu hoạch mỗi lứa rút ngẵn 5-7 ngày phù hợp cho sản xuất các loại rau ăn lá ngắn ngày (như cải, rau gia vị…) nên thời gian quay vòng các lứa nhanh, luân canh cây trồng khác nhau…

- Hạn chế rửa trôi phân bón: Nước mưa không tác động trực tiếp lên bền mặt luống, không bị đóng váng mặt luống, đất trồng tơi xốp tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ của cây phát triển khỏe mạnh.

- Việc làm vòm che nilon trong sản xuất rau có thể thực hiện quanh năm nhưng hiệu quả nhất là áp dụng cho việc sản xuất rau trái vụ (tại miền Bắc thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 điều kiện thời tiết thường có mưa lớn, nắng nóng… khi áp dụng vòm che nilon vẫn sản xuất rau bình thường).

- Khung vòm được làm từ sắt không gỉ, có độ cứng, dẻo dễ uốn vòm, độ bền cao (dùng được 10-15 năm).

2. Vật liệu làm vòm gồm khung vòm, nilon, dây buộc và cọc

+ Khung vòm: chất liệu bằng sắt không gỉ có đường kính Ø = 4,0-4,5mm; chiều dài của một khung vòm là 2,5 - 2,7m. Mỗi sào (360m2) sử dụng 160- 180 khung vòm tùy theo độ rộng của luống.

+ Nilon dùng để che có màu trắng trong suốt, 1 lớp, rộng 1,2-1,4m. Mỗi sào sử dụng 10-12kg nilon.

+ Dây buộc chuyên dụng vỏ nhựa tăng khả năng bám giữ, khó tuột mối khi gặp gió bão, mỗi sào sử dụng 5-6 kg.

+  Cọc tre, gỗ: là nơi để buộc dây giữ khung vòm và nilon, cọc dài 40-50cm, đường kính 3-5cm.

3. Kỹ thuật làm vòm che nilon

Bước 1: Cắm khung vòm và cọc:

+ Sử dụng đồng nhất độ dài của khung vòm trên 1 luống, cắm khung vòm sát chân luống, độ sâu 15-20cm với khoảng cách 1,8-2,0m chiều dài luống cắm 1 khung sắt vòm.

Cách cắm: cắm chặt khung vòm ở một bên chân luống trước sau đó uốn cong khung vòm và cắm tiếp tại chân luống bên kia (lưu ý: đảm bảo đồng đều về độ cao của vòm).

+ Cắm cọc tre, gỗ ở giữa 2 đầu luống để buộc dây giữ khung vòm và nilon.  Mỗi luống cần 02 cọc cắm ở 2 đầu giữa luống cách 40-50 cm, sâu 20-30 cm, nên cắm cọc xiên ngược đầu luống góc 450 để có độ chắc khi buộc dây kéo căng không bị nhổ cọc.

Bước 2: Buộc dây giữ và khung vòm

Cố định một đầu dây buộc vào cọc (có thể sử dụng dây nilon mềm) cắm ở đầu luống, sau đó vắt một vòng dây qua từng khung vòm (vị trí vắt dây ở đỉnh vòm tốt nhất). Vừa làm vừa kéo căng dây để đảm bảo khung vòm thẳng và tăng độ vững chắc của vòm. Khi vắt xong toàn bộ khung vòm trên luống, đầu dây được cố định tại cọc đã cắm ở đầu luống còn lại.

Bước 3: Căng vòm nilon.

+ Trải nilon xuống rãnh luống, chiều dài của nilon phải dài hơn của luống, đảm bảo mỗi đầu thừa ra 40-50cm (để buộc cố định vào cọc).

+ Buộc một đầu nilon cố định vào cọc ở đầu luống, sau đó kéo căng nilon trên đỉnh khung vòm; đầu nilon còn lại tiếp tục cố định tại cọc đầu kia của luống. (Chú ý, kéo nilon phải tiến hành kéo căng nilon từ đỉnh vòm xuống đều hai bên đảm bảo nilon che hết phía trên mặt luống, mép vòm nilon luôn phải cách mặt luống từ 10-15cm để có độ thông thoáng).

+ Dùng dây buộc cố định vòm nilon, một khung vòm 1 dây được vắt qua trên vòm nilon để giữ nilon không bị gió, bão làm bung nilon; buộc cố định từ chân khung vòm bên này sang chân khung vòm bên kia (trên cùng một khung vòm).

Khi trồng cây con vào thời điểm nắng nóng nếu để nilon trắng không tốt cho sinh trưởng của cây. Vì vậy sau khi trồng cây con xong tiến hành quét một lớp bùn, đất lên vòm nilon để giảm cường độ ánh sáng.

Hiệu quả kinh tế của việc làm vòm che nilon trong sản xuất rau an toàn trái vụ là tăng hệ số quay vòng sản xuất rau trong năm nhờ việc chủ động hoàn toàn thời vụ, hạn chế phụ thuộc vào thời tiết (mưa, gió, sương…) bộ lá cây luôn khô ráo nên hạn chế bệnh do nấm, vi khuẩn phát sinh gây hại; giảm công chăm sóc, xới xáo mặt luống. Giảm chi phí phân bón do không bị rửa trôi và chi phí mua thuốc BVTV, giúp người nông dân sản xuất được nhiều loại rau cũng như tăng giá trị sản phẩm rau, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác.

87816-ntm.002975_ky-thuat-su-dung-vom-che-nilon-trong-san-xuat-rau.pdf


Nguyễn Đình Trung