Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1619
Tổng truy cập : 558,937

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng cà tím tại nhà cho quả bự, sai, dài

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cà tím tại nhà: lựa chọn và ươm hạt giống, làm đất và bón lót, gieo hạt, trồng cây con, tưới nước hàng ngày, cắt tỉa cành, kiểm tra sâu bệnh,…


Kỹ thuật trồng cà tím tại nhà cho quả bự, sai, dài

 

Cà tím là loại rau quả rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamins A, B1, B2, C và các protein. Vitamin P là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự kết dính giữa các tế bào, giảm bớt lượng cholesterol và duy trì sự dẻo dai của các mạch máu.

Khoa học hiện đại khám phá ra rằng, trong cà tím có “solanine” – chất có thể ngăn chặn việc phát triển của khối u trong hệ tiêu hóa. Lời khuyên của giới chuyên gia dành cho các bệnh nhân ung thư là hãy biến cà tím thành món ăn thường xuyên. Ngoài các công dụng trên, cà tím cũng có thể giúp kiểm soát bệnh ho khạc ra máu, hạn chế đốm lão hóa trên da và có tác dụng nhất định đối với những bệnh nhân mắc gout.

Các bước trồng cà tím tại nhà:

Bước 1. Lựa chọn và ươm hạt giống

– Để có những hạt giống chất lượng bạn cần chọn những trái cà tím lớn đều, dài và không bị sâu bệnh để làm giống. Khi trái đã già bạn bổ quả ra, tách phần thịt có chứa hạt vào một khay chứa ngập nước. Ngâm khoảng vài tiếng cho phần thịt quả nở ra và phần hạt nặng hơn sẽ chìm xuống đáy.

– Hạt cà tím có vỏ khá cứng và dày nên trước khi gieo bạn phải ngâm nước từ 24-30 giờ. Tiếp theo vớt ra ngâm nước ấm 50 độ C khoảng 1 tiếng, bước này vừa giúp làm mềm vỏ hạt để kích thích nảy mầm vừa giúp diệt trừ nấm bệnh.

Bước 2. Công đoạn làm đất và bón lót

– Trồng cà tím bạn nên chọn loại đất cát pha, đất thịt nhẹ giàu mùn, tơi xốp và dễ thoát nước. Đất trước khi trồng cần phơi nắng để diệt trừ mầm mống sâu bệnh, sau đó làm tơi xốp đất, bón lót các loại phân để bổ sung dưỡng chất cần thiết rồi cho vào hộp xốp hoặc chậu để trồng cây.

Bước 3. Quá trình chăm sóc cây

– Ủ hạt giống trong vải ẩm cho nứt ra rồi mới đem đi gieo.

– Giá gieo hạt giống chia thành các ô nhỏ, xan đất cho phằng đều, tưới nước cho ẩm đất rồi gieo từ 2,3 hạt vào một ô.

– Khi cây con trồng trong giá có từ 5 đến 6 lá thật và cao 6-8cm, bạn chọn ra khoảng 1, 2 cây khoẻ mạnh nhất rồi đem trồng ra chậu.

– Cà tím là loại cây ưa nước, do đó trong thời gian đầu bạn cần phải tưới nước hàng ngày. Lưu ý tưới đủ độ ẩm cần thiết cho cây con sinh trưởng phát triển tốt, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa và nuôi quả bạn không được để mặt chậu bị khô, hoặc thiếu nước thì cây cà sẽ ra hoa kém dẫn đến giảm năng suất và trái không được to.

– Khi cây bắt đầu ra hoa bạn nên cắt tỉa các cành nhánh phía dưới chùm hoa thứ nhất để cho gốc cây được thông thoáng. Khi cây cà ra đợt hoa thứ 2 thì bạn nên bấm ngọn để hạn chế chiều cao và để cho cây ra thêm nhiều nhánh quả, chú ý chỉ nên cắt tỉa vào những ngày nắng ráo và vào khoảng cuối chiều bạn nhé.

– Cây cà tím có thể phát triển tán khá to và rộng lên khi cây bắt đầu phân nhánh để tránh tình cạnh cây bị đổ sau này bạn cần làm giàn tre, nứa để chống. Chỉ sau khoảng 1 tháng trồng thì cây bắt đầu ra hoa và sau khoảng 2 tháng thì cây cho thu hoạch trái. Có thể bạn chưa biết rằng thời gian thu hoạch cà tím khá dài, cây ra hoa và đậu trái liên tục trong vòng từ 4-5 tháng, còn nếu bạn chăm sóc tốt thì thời gian thu hoạch có thể kéo dài tới 7 đến 8 tháng.

– Trong thời gian thu hoạch bạn cần chú ý thường xuyên kiểm tra sâu bệnh và có phương án phòng trị kịp thời. Các đối tượng gây hại chính của cà tím là sâu ăn lá, xâu xám, bọ rùa, bệnh đỏ và rệp…

– Để đảm bảo chất lượng rau sạch và an toàn thì chỉ những trường hợp cây bị sâu bệnh phá hoại nặng mới nên phun thuốc trừ sâu. Một mẹo nhỏ cho bạn giúp loại trừ xâu bệnh hiệu quả là thời gian sáng sớm lên chịu khó bắt xâu cho cây, chỉ cần vạch lá bên dưới.

– Không nên tưới nước quá nhiều cho cây để phòng ngập úng và các bệnh gây hại do nấm và vi khuẩn gây hại ở rễ cây.

 30619-ntm.003166_huong-dan-cach-trong-ca-tim-tai-nha-cho-qua-bu-sai-dai.pdf